Cổ phiếu tăng khi Fed thu hẹp kích thích mà không gây hỗn loạn, BoE tiếp theo |
Thị trường chứng khoán ổn định vào thứ Năm, 4/11, sau khi Cục Dự trữ Liên bang Hoa Kỳ lên kế hoạch cho một khởi động có trật tự nhằm rút lại chương trình kích thích lớn của mình, dù những nghi ngờ về triển vọng lạm phát đã đẩy lợi suất trái phiếu dài hạn hơn lên. “Hãy nhớ rằng giảm dần không phải là thắt chặt,” theo Kerry Craig, chiến lược gia thị trường toàn cầu tại J.P. Morgan Asset Management. Ông lưu ý bảng cân đối kế toán của Fed sẽ vẫn mở rộng thêm khoảng 400 tỷ USD trong tám tháng tới. "Đây vẫn là một môi trường chính sách rất nới lỏng và sẽ hỗ trợ triển vọng tăng trưởng trong những quý sắp tới cũng như hiệu quả hoạt động của các tài sản rủi ro như cổ phiếu và tín dụng." Những con mắt lo lắng giờ đây hướng về Ngân hàng Trung ương Anh, nơi có thể bắt đầu chu kỳ tăng lãi suất vào cuối ngày với những tác động không chắc chắn đối với thị trường nợ trên toàn cầu. Hiện tại, các nhà đầu tư cổ phiếu đã hài lòng rằng Fed sẽ không vội vàng bỏ đi chính sách nới lỏng và chỉ số hợp đồng tương lai Nasdaq đã tăng thêm 0.2% lên mức cao kỷ lục khác. Nếu duy trì, đây sẽ là phiên tăng thứ 9 liên tiếp. Chỉ số S&P 500 tương lai tăng 0.1%, trong khi chỉ số Nikkei của Nhật tăng 0.8% lên mức cao nhất trong một tháng. Chỉ số cổ phiếu Châu Á - Thái Bình Dương bên ngoài Nhật Bản lớn nhất của MSCI tăng 0.5%. Chỉ số này đã bị áp lực do các ca nhiễm virus corona mới tăng đột biến ở Trung Quốc, có nguy cơ hạn chế chi tiêu của người tiêu dùng trong một nền kinh tế vốn đã chậm lại. Các chỉ số mạnh dịch vụ và việc làm của Hoa Kỳ đã củng cố tâm trạng tốt hơn. Theo dự kiến, Fed thông báo sẽ giảm lượng mua trái phiếu 15 tỷ USD một tuần kể từ tháng này, đồng thời để ngỏ khả năng tăng hoặc giảm tốc độ khi cần thiết. Chủ tịch Fed, Jerome Powell dường như có vẻ hơi kém chắc chắn về việc các động lực lạm phát sẽ chỉ là thoáng qua, đủ để tác động đến các trái phiếu dài hạn hơn và làm dốc đường cong lợi suất. Không bất ngờ “Nhìn chung, không có gì cho thấy thị trường định giá các khoản tăng lãi suất cao hơn những gì chúng ta hiện có,” theo Jan Nevruzi, một nhà phân tích tại NatWest Markets. Hợp đồng tương lai của Fed ám chỉ một đợt tăng đầu tiên lên 0.25% vào tháng Sáu và một đợt tăng khác lên 0.5% vào cuối năm 2022. "Dù không phải là một cuộc họp cực kỳ ôn hòa, nhưng kết quả vẫn khác xa so với những bất ngờ gây shock gần đây từ những bên như Ngân hàng Canada," ông Nevruzi nói thêm. Các ngân hàng trung ương Canada và Australia đã gây xáo trộn trên thị trường trái phiếu của họ trong vài tuần qua khi đột ngột thay đổi chính sách. Ngân hàng trung ương Ba Lan đã gây bất ngờ với một đợt tăng mạnh trong đêm, làm tăng căng thẳng cho cuộc họp của BoE. Sự không chắc chắn khiến bảng Anh xuống mức $1.3673, sau khi xuống $1.3605 qua đêm. Chỉ số dollar đứng yên ở mức 93.955 khi các nhà đầu cơ đặt lợi nhuận trên các vị thế mua, dù xu hướng tăng trong năm tháng qua vẫn còn. Đồng yên tăng mạnh lên 114.23, tiến tới mức cao nhất gần đây 114.69. Đồng euro giảm đà tăng qua đêm lên $1.1600, bị cản trở bởi dự kiến Ngân hàng Trung ương châu Âu sẽ theo chân Fed thắt chặt thêm. Đối với hàng hóa, lợi suất trái phiếu tăng khiến vàng dao động quanh mức $1,776/ounce. Giá dầu giảm khi tồn kho của Mỹ tăng và Iran tuyên bố nối lại các đàm phán về thỏa thuận hạt nhân. Áp lực để OPEC+ tăng sản xuất tại cuộc họp vào cuối ngày thứ Năm cũng đang tăng, dù các dấu hiệu cho thấy nhóm sẽ giữ vững kế hoạch hiện tại của mình. Dầu Brent giảm 75 cent xuống $81.24/thùng sau khi giảm hơn 4% qua đêm, trong khi dầu thô Mỹ mất thêm 1 USD xuống $79.86. Trường Sơn lược dịch
Theo Reuters
Tin mới hơn:
Tin cũ hơn:
|