Chứng khoán đình trệ do giá dầu thúc đẩy lo ngại lạm phát |
Thị trường chứng khoán châu Á im ắng vào thứ Tư, 10/11, khi giá dầu và giá nhà máy Trung Quốc tăng góp thêm lo ngại chỉ số lạm phát nóng của Hoa Kỳ có thể tạo áp lực nâng lãi suất lên các nhà hoạch định chính sách. Dầu thô giao sau của Mỹ tăng 1% lên mức cao nhất trong hai tuần $84.97/thùng trong phiên giao dịch sớm và giá dầu Brent giao sau đạt mức cao nhất trong một tuần là $85.35. Giá tại cổng nhà máy ở Trung Quốc đã tăng 13.5% so với cùng kỳ năm ngoái tính đến tháng Mười, đánh bại các dự báo và cảnh báo về áp lực đi xuống trong chuỗi cung ứng đối với người tiêu dùng toàn cầu. Chỉ số rộng cổ phiếu châu Á - Thái Bình Dương bên ngoài Nhật Bản của MSCI và Nikkei của Nhật Bản đều giảm 0.2% và cuộc đợt tăng kéo dài qua đêm ở Phố Wall đã tạm dừng, với Nasdaq ghi nhận khoản giảm đầu tiên trong một chục phiên giao dịch. S&P 500 tương lai giảm 0.2% trong phiên giao dịch buổi sáng. Dữ liệu của Hoa Kỳ có lúc 1330 GMT dự kiến sẽ cho thấy giá tiêu dùng tăng phi mã ở mức 5.8% so với cùng kỳ năm ngoái và ngay cả các quan chức Cục Dự trữ Liên bang ôn hòa Neel Kashkari và Mary Daly cũng thừa nhận giá tiêu dùng nóng hơn kéo dài hơn họ dự kiến. “Có thể tưởng tượng, bây giờ, không còn nghi ngờ gì nữa bên trong Fed, rủi ro xung quanh lạm phát sẽ cao hơn nhiều so với giả định trước đây,” theo các chiến lược gia của NatWest Markets. Trái phiếu có niên hạn dài hơn tăng giá vào thứ Ba, làm phẳng đường cong lợi suất trái phiếu kho bạc, vì các nhà đầu tư dường như đang đặt cược vào việc tăng lãi suất trong năm tới hoặc tương đương sẽ đè nén tăng trưởng và lạm phát trong những năm tiếp theo. Theo các nhà phân tích của NatWest: “Chỉ số CPI công ty có thể thúc đẩy thêm một chút quá trình làm phẳng. Nhưng ở giai đoạn này, chỉ số CPI yếu sẽ không đủ để khiến các thị trường nghĩ rằng Fed sẽ trì hoãn." Theo giờ châu Á, trái phiếu kho bạc giảm một chút, nâng lợi suất chuẩn kỳ hạn 10 năm khoảng 2 điểm cơ bản lên 1.4626% sau khi chạm mức thấp nhất trong sáu tuần 1.150% qua đêm. Thị trường tiền tệ khá trầm lắng nhưng các nhà giao dịch nghiêng về các đồng tiền trú ẩn an toàn vào thứ Ba và nâng đồng yen lên mức cao nhất trong một tháng. Đồng tiền Nhật được giữ ở mức 112.84 /USD và những đồng tiền nhạy cảm với rủi ro như đồng Aussie đang chịu áp lực, với mức trung bình động 50 ngày $0.7374. “Đồng dollar sẽ nhạy cảm với các động thái trong khoảng kỳ hạn 2-5 năm của đường cong trái phiếu Kho bạc Hoa Kỳ,” theo Chris Weston, người đứng đầu bộ phận nghiên cứu tại nhà môi giới Pepperstone ở Melbourne. “Tôi cho rằng chúng ta sẽ cần thấy chỉ số CPI hàng tháng của Hoa Kỳ 0.8% để chỉ số dollar thoát khỏi đỉnh của phạm vi 94.50.” Chỉ số cuối cùng ở mức 93.997. Những đám mây giông Kinh tế Trung Quốc suy thoái cũng đang ảnh hưởng đến tâm trí các nhà đầu tư, đặc biệt khi cuộc khủng hoảng tín dụng dường như đang nhanh chóng lan rộng trong ngành bất động sản khổng lồ của nước này. Trái phiếu trong lĩnh vực này đã chịu một cú đánh mạnh vào thứ Ba, với việc bán tháo thậm chí cả những trái phiếu xếp hạng đầu tư. Theo các nhà phân tích tại J.P. Morgan: “Thị trường hiện nay được thúc đẩy bởi nỗi sợ hãi hơn là lý trí. Định giá đã tính trong trường hợp xấu nhất." Các đám mây khác cũng đang hình thành, với một cuộc khảo sát tại Nhật Bản cho thấy niềm tin kinh doanh của các nhà sản xuất giảm xuống mức thấp nhất trong 7 tháng và cổ phiếu Tesla, một thước đo tâm lý của các nhà đầu tư bán lẻ, chao đảo. Nhà sản xuất ô tô, vốn là cổ phiếu hậu thuẫn cho sự phục hồi mạnh mẽ của chứng khoán từ các khoản thấp nhất trong đại dịch, đã có giá cổ phiếu giảm mạnh nhất trong 14 tháng vào thứ Ba khi các nhà giao dịch chuẩn bị cho việc bán cổ phiếu của giám đốc công ty Elon Musk. Vàng và bitcoin được hưởng lợi từ sự hỗn loạn của thị trường, với giá vàng tăng 3.5% trong một tuần lên $1,829/ounce và bitcoin dao động ở mức 67.267 USD sau khi chạm đỉnh kỷ lục $68,564 một ngày trước. Trường Sơn lược dịch
Theo Reuters
Tin mới hơn:
Tin cũ hơn:
|