Châu Á trong thận trọng khi Omicron lan rộng, sắp có CPI của Mỹ |
Các thị trường chứng khoán châu Á khởi đầu thận trọng vào thứ Hai, 6/12, khi biến thể Omicron xuất hiện ở nhiều quốc gia hơn và các nhà đầu tư phải chờ cả tuần để có các số liệu lạm phát quan trọng của Mỹ có thể đưa ra xu hướng lãi suất. Một báo cáo việc làm trái chiều của Mỹ không làm lung lay dự kiến của thị trường về việc Cục Dự trữ Liên bang sẽ thắt chặt mạnh mẽ hơn và báo cáo giá tiêu dùng sẽ có vào thứ Sáu có khả năng dẫn đến thu hẹp kích thích sớm. Biến thể Omicron vẫn là một mối quan ngại khi biến thể này lan đến khoảng một phần ba các bang của Hoa Kỳ, dù có báo cáo từ Nam Phi các ca nhiễm có triệu chứng nhẹ. Phiên giao dịch sớm diễn ra chậm chạp khi chỉ số cổ phiếu châu Á - Thái Bình Dương bên ngoài Nhật Bản rộng nhất của MSCI giảm nhẹ 0.2%. Chỉ số Nikkei của Nhật giảm 0.7%, ngay cả khi chính phủ xem xét nâng dự báo tăng trưởng kinh tế có tính đến gói kích thích kỷ lục 490 tỷ USD. Phố Wall đang hướng đến phục hồi sau đợt lao dốc cuối ngày thứ Sáu, với chỉ số S&P 500 tương lai tăng 0.4% và Nasdaq tương lai 0.1%. Dù bảng lương chính của Hoa Kỳ không gây ấn tượng trong tháng 11, khảo sát về các hộ gia đình mạnh hơn nhiều, tăng 1.1 triệu việc làm khiến tỷ lệ thất nghiệp giảm xuống 4.2%. “Chúng tôi nghĩ Fed sẽ cho rằng nền kinh tế gần đạt mức toàn dụng hơn nhiều so với suy nghĩ trước đây,” theo nhà kinh tế Michael Gapen của Barclays. "Do đó, chúng tôi dự kiến việc thu hẹp kích thích sẽ tăng tốc tại cuộc họp tháng 12, tiếp theo là đợt tăng lãi suất đầu tiên vào tháng Ba. Chúng tôi tiếp tục dự kiến sẽ có ba lần tăng 25 điểm cơ bản trong năm 2022." Thị trường kỳ hạn gần như được định giá đầy đủ với mức tăng lên 0.25% trước tháng Năm và 0.5% trước tháng 11. Triển vọng diều hâu là một trong những lý do khiến chiến lược gia đầu tư Michael Hartnett của BofA giảm giá cổ phiếu cho năm 2022, dự kiến một "cú shock lãi suất" và thắt chặt các điều kiện tài chính. Ông nghiêng về tài sản thực, bất động sản, hàng hóa, sự biến động, tiền mặt và các thị trường mới nổi, trong khi trái phiếu, tín dụng và cổ phiếu có thể gặp khó khăn. Hiện tại, lợi suất trái phiếu kho bạc ngắn hạn đang được đẩy lên cao hơn nhưng lợi suất kỳ hạn dài hơn đã tăng khi các nhà đầu tư đặt cược việc bắt đầu tăng lãi suất sớm hơn đồng nghĩa với tăng trưởng kinh tế và lạm phát chậm hơn theo thời gian và mức đỉnh thấp hơn cho lãi suất quỹ liên bang. Lợi tức kỳ hạn 10 năm của Mỹ giảm gần 13 điểm cơ bản vào tuần trước và cuối cùng ở mức 1.38%, đưa chênh lệch với lợi tức kỳ hạn hai năm xuống mức thấp nhất trong năm nay. Tỷ giá ngắn hạn tăng giúp củng cố đồng dollar Mỹ, đặc biệt trước các đồng tiền sử dụng đòn bẩy tăng trưởng được coi là dễ bị tổn thương bởi sự lây lan của biến thể Omicron. Dollar Mỹ đạt mức cao nhất trong 13 tháng so với dollar Australia và New Zealand nhưng chỉ số dollar tương đối ổn định so với các đồng tiền chính, ở mức 96.244. Đồng euro ở mức $1.1303 và cao hơn mức đáy $1.1184 gần đây, trong khi dollar giảm so với kênh trú ẩn an toàn, đồng yen, xuống 112.94. Bitcoin mất một phần năm giá trị vào thứ Bảy do các quan ngại về lợi nhuận và kinh tế vĩ mô kích hoạt một đợt bán tháo trị giá gần một tỷ USD các loại tiền điện tử. Bitcoin cuối cùng ở mức $49,436, sau khi xuống $41,967 vào cuối tuần. Vàng được hỗ trợ nhờ lợi suất trái phiếu dài hạn đi xuống nhưng đã giao dịch đi ngang trong vài tháng trong phạm vi $1,720/1,870. Đầu ngày thứ Hai, giá vàng ổn định ở mức $1,783/ounce. Giá dầu biến động nhiều hơn do các hạn chế nguồn cung mâu thuẫn với những lo lắng về nhu cầu khi biến thể Omicron lan rộng. Gần đây, giá dầu đã hạ nhiệt với dầu Brent và dầu Mỹ giảm trong sáu tuần liên tiếp. Hôm thứ Hai, thị trường dầu cố gắng phục hồi với giá dầu Brent tăng $1.29 lên $71.17/thùng, trong khi dầu thô Mỹ tăng $1.30 lên $67.56 /thùng. Trường Sơn lược dịch
Theo Reuters
Tin mới hơn:
Tin cũ hơn:
|