Chứng khoán Thứ năm, 30/12/2021, 11:00 GMT+7
Chứng khoán châu Á thiếu sức sống khi một năm khó khăn gần kết thúc

Các thị trường chứng khoán châu Á có một khởi đầu nhàn nhạt vào thứ Năm, 30/12, khi biến thể Omicron lây lan làm u ám ngày giao dịch cuối cùng trong năm trên nhiều sàn giao dịch toàn cầu, dù giá dầu hầu như kết thúc năm 2021 tăng trên 50%.

d30 asia1

Với các ca nhiễm virus corona  cao kỷ lục, nhiều quốc gia đang cố gắng hạn chế thiệt hại kinh tế bằng cách nới lỏng các quy định cách ly thay vì dùng đến các biện pháp phong tỏa.

Một số dữ liệu kinh tế tích cực từ Hàn Quốc với sản lượng công nghiệp tăng 5.1% trong tháng 11 có thể báo hiệu tình trạng tắc nghẽn nguồn cung toàn cầu đang giảm đi.

Tuy nhiên, năm 2021 vẫn còn nhiều khó khăn đối với phần lớn khu vực châu Á và chỉ số cổ phiếu Châu Á - Thái Bình Dương lớn nhất bên ngoài Nhật Bản của MSCI không đổi trong ngày và giảm 6% so với cùng kỳ năm ngoái.

Các cổ phiếu blue-chip của Trung Quốc cũng đã mất 6% với những sụt giảm lớn trong lĩnh vực công nghệ khi Bắc Kinh thắt chặt hạn chế đối với lĩnh vực này.

Chỉ số Nikkei của Nhật giảm 0.7% vào thứ Năm, khiến chỉ số này có mức tăng khiêm tốn 4.6% trong năm và còn xa mức cao nhất trong ba thập kỷ đạt được vào tháng Chín. Thị trường Tokyo đóng cửa vào thứ Sáu.

Đài Loan dẫn đầu với khoản tăng 24% nhờ nhu cầu tăng nóng đối với chip máy tính trong bối cảnh nguồn cung hạn chế.

Nhà phân tích Ajay Kapur của BofA nhận thấy một số khả năng tăng điểm của thị trường châu Á trong thời gian tới nhưng sẽ không đổi từ quý hai trở đi vì đó là thời điểm thanh khoản toàn cầu có khả năng đạt đỉnh khi Cục Dự trữ Liên bang ngừng mua tài sản.

Ông cũng không lạc quan đối với Trung Quốc vì dự kiến nền kinh tế này sẽ tiếp tục tăng trưởng chậm lại và thu nhập doanh nghiệp gây thất vọng.

S&P 500 kỳ hạn giảm 0.2% trong phiên giao dịch sớm, trong khi chỉ số Nasdaq kỳ hạn mất 0.3%.

Phố Wall đã có một năm thành công nhờ thu nhập doanh nghiệp khả quan và những hỗ trợ phi thường từ chính sách kích thích. S&P 500 tăng 28% và tiến đến biểu hiện trong ba năm mạnh nhất kể từ năm 1999.

Chỉ số Nasdaq tăng 22% so với năm ngoái, dù phần lớn trong số đó là do giá trị của chỉ bảy nhóm công nghệ tăng mạnh - riêng Apple chiếm 11% trong chỉ số này.

Thị trường trái phiếu căng thẳng do lạm phát Mỹ kéo dài khiến Fed chuyển hướng sang diều hâu, với các nhà đầu tư hiện định giá đợt tăng lãi suất đầu tiên vào đầu tháng Ba hoặc tháng Năm.

Lợi suất hai năm đã tăng 55 điểm cơ bản kể từ tháng Chín lên 0.75%, gần mức cao nhất kể từ tháng Ba năm ngoái.

Trái phiếu kỳ hạn dài hơn đã bị ảnh hưởng tương đối ít hơn và đường cong lợi suất đã phẳng rõ rệt, cho thấy các nhà đầu tư đang đặt cược một Fed quyết liệt hơn hiện nay sẽ đồng nghĩa với lạm phát và tăng trưởng chậm hơn trong tương lai và đỉnh lãi suất thấp hơn.

Vào thứ Năm, lợi suất kỳ hạn 10 năm tăng 6 điểm cơ bản trong tuần lên 1.55% nhưng thấp hơn rất nhiều so với mức đỉnh 1.776% đạt được vào tháng Tư.

Triển vọng của Fed đã kết hợp với các dòng chảy trú ẩn an toàn củng cố đồng dollar Mỹ, dù có một số chốt lời qua đêm khi đồng euro tăng $1.1351 và rời mức đáy $1.1184 trong tháng 11.

Phần lớn hoạt động đến từ đồng yen, vốn bán chạy vào dịp cuối năm trong hơn một tuần qua. Đồng euro đạt mức cao nhất kể từ giữa tháng 11 ở mức 130.53 yen, cũng như dollar ở mức 115.04 yen.

Trên thị trường hàng hóa, vàng ổn định ở mức $1,804/ounce, dù giảm 5% trong năm.

Giá dầu tăng hôm thứ Tư, sau khi dữ liệu chính phủ cho thấy tồn kho dầu thô của Mỹ giảm trong tuần trước, bù cho những lo ngại các ca nhiễm virus corona tăng có thể làm giảm nhu cầu.

Điều này kết thúc một năm ngoạn mục đối với dầu khi giá dầu Brent tăng hơn 50% trong bối cảnh nguồn cung hạn chế, góp phần đáng kể vào lạm phát toàn cầu.

Hôm thứ Năm, dầu thô Mỹ giảm 9 cent còn $76.47/thùng, trong khi dầu Brent giao dịch ở mức $79.23.

Trường Sơn lược dịch
Theo Reuters

Tin liên quan:
Tin mới hơn:
Tin cũ hơn:

 
Tin mới nhấtĐọc nhiều nhất

banner qc1