Chứng khoán Thứ năm, 13/01/2022, 13:44 GMT+7
Cổ phiếu châu Á trái chiều khi các nhà đầu tư xử lý mức tăng lạm phát của Mỹ

Chứng khoán châu Á biến động trái chiều vào thứ Năm, 13/1, trong khi đồng dollar trượt giá khi các nhà đầu tư toàn cầu đánh giá dữ liệu lạm phát mạnh của Hoa Kỳ không đáng lo ngại đủ để thay đổi triển vọng lãi suất diều hâu của Cục Dự trữ Liên bang.

j14 asia1

Dù chỉ số giá tiêu dùng của Mỹ tăng 7% trong 12 tháng tính đến tháng 12, mức tăng hàng năm lớn nhất trong gần 40 năm, các nhà đầu tư khá yên tâm bởi thực tế đây không phải là điều bất ngờ, vì Fed dự kiến sẽ tăng lãi suất trong tháng Ba.

Thị trường ở châu Á, nơi áp lực lạm phát đã dịu bớt hơn ở các nền kinh tế lớn, có thể có những cơ hội phòng ngừa rủi ro hấp dẫn, theo Jim McCafferty, trưởng bộ phận nghiên cứu cổ phiếu APAC của Nomura.

"Nếu bạn là một nhà đầu tư toàn cầu và bạn đã thấy thị trường chứng khoán Mỹ tăng rất mạnh trong năm 2021, nếu bạn xem lạm phát là một mối đe dọa thì rất nhiều nhà đầu tư có thể muốn đưa vốn ra khỏi các thị trường chứng khoán ở phương Tây, phân bổ vào các thị trường phát triển và đang phát triển ở Đông Á," ông nói.

Chỉ số cổ phiếu châu Á - Thái Bình Dương lớn nhất bên ngoài Nhật Bản của MSCI cao hơn 0.1%, sau khi ghi nhận khoản tăng hàng ngày lớn nhất trong một tháng vào thứ Tư. Chỉ số Nikkei của Nhật mất 0.87% sau khi tăng gần 2% một ngày trước đó.

Cổ phiếu Australia tăng 0.42% trong khi các cổ phiếu bluechip của Trung Quốc giảm 0.28%.

Biểu hiện không đồng đều ở châu Á theo sau khoản tăng nhỏ trên Phố Wall qua đêm, với chỉ số S&P 500 tăng 0.28% và Nasdaq Composite tăng 0.23%. Chỉ số trung bình công nghiệp Dow Jones tăng 0.11%.

Ngân hàng Nhân dân Trung Quốc dự kiến sẽ triển khai thêm các bước nới lỏng để hỗ trợ tăng trưởng đang chậm lại, dù có khả năng tránh cắt giảm mạnh lãi suất.

Các bình luận nhấn mạnh sự khác biệt trong triển vọng kinh tế và chính sách giữa hai nền kinh tế lớn nhất thế giới.

Trong khi lợi suất kỳ hạn lâu hơn của Hoa Kỳ giảm sau dữ liệu lạm phát hôm thứ Tư, Quỹ Fed Futures đang định giá khoản bốn lần tăng lãi suất trong năm nay. Một số nhà phân tích cho rằng vẫn có thể có một lộ trình tăng lãi suất tích cực hơn.

"Chúng tôi dự kiến áp lực giá theo chu kỳ sẽ duy trì nghĩa là chúng tôi cho rằng Fed sẽ tiếp tục thắt chặt chính sách trong năm 2023 nhiều hơn những gì các nhà đầu tư hiện đang dự đoán," theo Jonathan Petersen, nhà kinh tế thị trường tại Capital Economics, đồng thời ông dự kiến lợi suất trái phiếu Hoa Kỳ kỳ hạn 10 năm sẽ đạt 2.25% vào cuối năm nay và 2.75% vào cuối năm 2023.

Vào thứ Năm, lợi suất trái phiếu kỳ hạn 10 năm của Mỹ tăng lên 1.7499% sau khi giảm vào thứ Tư và đóng cửa ở mức 1.725%. Lợi tức kỳ hạn 2 năm nhạy cảm với chính sách đã tăng 0.9229% so với mức đóng cửa hôm thứ Tư 0.907%.

Lợi tức trái phiếu kho bạc giảm hôm thứ Tư đã tác động đến đồng dollar, vốn đã xuống dưới các mức hỗ trợ quan trọng vào thứ Năm. Chỉ số dollar cuối cùng giảm 0.05% ở mức 94.963, trong khi đồng bạc xanh giá tăng so với đồng yen lên 114.60.

Đồng euro ít thay đổi ở mức $1.1443.

Giá dầu giảm xuống thấp hơn, một ngày sau khi chạm mức cao nhất trong gần hai tháng do đồng dollar giảm, nguồn cung thắt chặt hơn và các nhà đầu tư đặt cược sự lây lan của biến thể Omicron sẽ có tác động kinh tế tương đối hạn chế.

Dầu thô Brent chuẩn toàn cầu giảm 0.07% xuống $84.61/thùng và dầu thô WTI của Mỹ giảm xuống $82.58/thùng.

Giá vàng giao ngay giữ ổn định ở mức $1,824.54/ounce.

Trường Sơn lược dịch
Theo Reuters

Tin liên quan:
Tin mới hơn:
Tin cũ hơn:

 
Tin mới nhấtĐọc nhiều nhất

banner qc1