Chứng khoán Thứ năm, 27/01/2022, 09:48 GMT+7
Chứng khoán châu Á lao dốc khi ông Powell cảnh báo về lạm phát

Chứng khoán châu Á giảm xuống mức thấp nhất trong hơn 14 tháng, lợi suất ngắn hạn của Mỹ tăng lên mức cao nhất trong 23 tháng và đồng dollar mạnh lên vào thứ Năm, 27/1, sau khi Chủ tịch Cục Dự trữ Liên bang báo hiệu các kế hoạch thắt chặt chính sách đều đặn.

j27 asia

Đồng thời, lo ngại của nhà đầu tư gia tăng về căng thẳng chính trị giữa Nga và Ukraine càng làm trầm trọng thêm nỗi lo nguồn cung thị trường năng lượng thắt chặt, khiến giá dầu tăng cao nhất trong nhiều năm.

Trong bản cập nhật chính sách mới nhất vào thứ Tư, Fed cho thấy họ có khả năng sẽ tăng lãi suất vào tháng Ba, như đã được dự đoán rộng rãi và tái xác nhận kế hoạch chấm dứt mua trái phiếu vào tháng đó trước khi giảm đáng kể lượng tài sản nắm giữ.

Nhưng trong cuộc họp báo sau đó, ông Powell cảnh báo lạm phát vẫn ở trên mục tiêu dài hạn của Fed và các vấn đề về chuỗi cung ứng có thể dai dẳng hơn những gì đã nghĩ trước đây.

“Có một sự chuyển đổi rõ rệt từ một tuyên bố tương đối ôn hòa và sau đó là một cuộc họp báo tương đối diều hâu,” theo David Chao, chiến lược gia thị trường toàn cầu, khu vực Châu Á Thái Bình Dương (ngoài Nhật Bản) tại Invesco.

"Ông Powell không xác định quy mô hoặc tần suất tăng lãi suất và cũng như thời gian giảm bảng cân đối kế toán. Tôi nghĩ rằng điều đó giúp ông có thêm không gian xoay xở về việc ông muốn bình thường hóa chính sách tiền tệ nhanh như thế nào và với tốc độ nào ở Mỹ... điều này phụ thuộc nhiều vào dữ liệu và vì vậy chúng tôi chắc chắn sẽ theo dõi các dữ liệu kinh tế khác sẽ được công bố, đặc biệt dữ liệu lạm phát, dữ liệu kỳ vọng lạm phát, theo tôi có thể kích hoạt chính sách tiền tệ thắt chặt hơn."

Những lo ngại Fed sẽ ngày càng ưu tiên chống lạm phát đánh mạnh vào các thị trường cổ phiếu bao quanh, xóa đi một đợt tăng trên Phố Wall.

Cổ phiếu châu Á cũng lao dốc, với chỉ số các thị trường khu vực bên ngoài Nhật Bản của MSCI giảm 1.6% trong phiên giao dịch đầu ngày thứ Năm, xuống mức thấp nhất kể từ đầu tháng 11/2020.

Chỉ số Hang Seng của Hong Kong và cổ phiếu Australia giảm 2% và các cổ phiếu bluechip của Trung Quốc thấp hơn 0.2%.

Tại Tokyo, chỉ số Nikkei giảm 1.9%, chạm mức thấp nhất kể từ tháng 12/2020.

Lợi tức kỳ hạn 2 năm nhạy cảm với chính sách của Mỹ tăng mạnh với các kỳ vọng Fed sẽ thắt chặt, lên mức cao nhất 1.1780% trong phiên giao dịch buổi sáng ở châu Á, mức đạt lần cuối vào tháng 2/020. Lợi suất chuẩn kỳ hạn 10 năm cũng tăng so với đóng cửa hôm thứ Tư, từ 1.846% tăng lên 1.8548%.

Đồng dollar tăng nhờ lợi suất cao hơn, nâng chỉ số dollar Mỹ, đo lường đồng bạc xanh so với các đồng tiền chính, lên 96.557.

Đồng yen tăng nhẹ lên 114.57, trong khi đồng euro suy yếu xuống $1.1230.

Thêm vào những lo ngại của các nhà đầu tư toàn cầu, hôm thứ Tư, Hoa Kỳ cho biết họ đã đặt ra một lộ trình ngoại giao để giải quyết các yêu cầu của Nga ở Đông Âu, khi Moscow tổ chức đàm phán an ninh với các nước phương Tây và tăng cường tập trung quân đội gần Ukraine với các cuộc tập trận mới.

Lo lắng về căng thẳng giữa Nga và Ukraine đã nâng giá dầu thô lên trên $90/thùng một ngày trước đó, mức được thấy lần cuối vào tháng 10/2014.

Hôm thứ Năm, giá dầu thô Brent chuẩn toàn cầu giảm 0.2% nhưng vẫn chỉ dưới $90/thùng còn $89.75. Dầu thô Trung cấp Tây Texas của Mỹ giảm 0.2% xuống $87.18/thùng.

Các quan chức Mỹ cho biết họ đang đàm phán với các quốc gia và công ty sản xuất năng lượng lớn trên toàn thế giới về khả năng chuyển hướng cung cấp sang châu Âu nếu Nga xâm lược Ukraine, dù Nhà Trắng cho biết họ phải đối mặt với thách thức trong việc tìm kiếm nguồn cung năng lượng thay thế.

Vàng giao ngay giảm 0.1% xuống $1,816.42/ounce do dollar mạnh hơn.

Trường Sơn lược dịch
Theo Reuters

Tin liên quan:
Tin mới hơn:
Tin cũ hơn:

 
Tin mới nhấtĐọc nhiều nhất

banner qc1