Chứng khoán Thứ ba, 18/01/2022, 10:14 GMT+7
Thị trường châu Á - Thái Bình Dương giao dịch cao hơn khi dự kiến ngân hàng trung ương thắt chặt tăng nhanh trỗi dậy

Thị trường châu Á-Thái Bình Dương hầu hết tăng vào thứ Ba, 18/1, sau một ngày yên tĩnh trên Phố Wall, khi thị trường Hoa Kỳ đóng cửa nghỉ lễ.

j18 asia1

Tại Nhật, chỉ số Nikkei 225 tăng 0.84% và chỉ số Topix tăng 0.5%. Chỉ số Hang Seng của Hong Kong tăng 0.48% trong khi chỉ số Hang Seng Tech tập trung vào công nghệ tăng 1.72%.

Cổ phiếu của Trung Quốc đại lục cũng tăng: Shanghai composite tăng 0.47% trong khi Shenzhen component tăng 0.36%.

ASX 200 của Australia thu lại hầu hết các khoản tăng trước đó và giao dịch gần như đi ngang khi chỉ số phụ tài chính có trọng số lớn giảm 0.45%.

Chỉ số Kospi của Hàn Quốc đi ngược xu hướng tăng nói chung và giảm 0.22%, nhưng Kosdaq tăng 0.15%, dù đã giảm một số mức tăng trước đó.

Theo Tapas Strickland, Giám đốc kinh tế và thị trường của Ngân hàng Quốc gia Australia, lãi suất toàn cầu tiếp tục tăng do kỳ vọng ngân hàng trung ương thắt chặt nhanh hơn.

“Đối với định giá ngân hàng trung ương, các thị trường hiện định giá bốn lần tăng lãi suất từ Fed của Mỹ trong năm 2022 và thời điểm đợt tăng lãi suất đầu tiên của ECB đã được dời sang tháng Chín. Ngoại lệ là Trung Quốc với Ngân hàng Nhân dân Trung Quốc hạ lãi suất 10 điểm phần trăm ngày hôm qua trong bối cảnh triển vọng tăng trưởng không chắc chắn,” ông viết trong một ghi chú sáng thứ Ba.

Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình cảnh báo lãi suất tăng nhanh có thể làm trật bánh quá trình phục hồi toàn cầu sau đại dịch virus corona.

“Nếu các nền kinh tế lớn thắng lại hoặc quay đầu trong chính sách tiền tệ của mình, sẽ có những tác động tiêu cực nghiêm trọng,”  ông Tập nói qua cầu truyền hình tại sự kiện ảo The Davos Agenda.

 “Chúng sẽ đưa ra những thách thức đối với sự ổn định kinh tế và tài chính toàn cầu, và các nước đang phát triển sẽ phải chịu gánh nặng này.”

Ông Tập cũng kêu gọi các nước rời xa "tâm lý Chiến tranh Lạnh," rằng lịch sử đã nhiều lần cho thấy đối đầu chỉ mang lại những hậu quả tai hại.

Trong phiên trước, các thị trường châu Á phản ứng im ắng trước dữ liệu chính thức từ Trung Quốc, cho thấy nền kinh tế lớn thứ hai thế giới tăng trưởng nhanh hơn dự kiến từ tháng 10 đến tháng 12.

Strickland chỉ ra rằng triển vọng kinh tế Trung Quốc có “nhiều bất ổn hơn” và chính sách zero-Covid của nước này đang “tác động đến kinh tế và mất đà do các vấn đề trong lĩnh vực bất động sản.”

Tiền tệ và dầu mỏ

Trên thị trường tiền tệ, dollar Mỹ giảm 0.12% xuống 95,143 so với một nhóm các đồng tiền khác, sau khi tăng từ mức dưới 95.00 tuần trước.

Đồng yen Nhật trao tay ở mức 114.55, mạnh lên so với mức khoảng 114.63 trước đó. Đồng Aussie tăng 0.12% lên $0.7219.

Giá dầu tăng trong giờ giao dịch tại châu Á, với dầu thô Mỹ tăng 1.04% lên $84.69/thùng trong khi dầu Brent chuẩn toàn cầu tăng 0.62% lên $87.02.

Tổ chức Các nước Xuất khẩu Dầu mỏ (OPEC) sẽ phát hành báo cáo thị trường dầu hàng tháng vào thứ Ba, nơi các nhà giao dịch có thể theo dõi các dấu hiệu cho thấy nhu cầu dầu toàn cầu bị ảnh hưởng số ca nhiễm Covid gia tăng trên khắp thế giới.

Trường Sơn lược dịch
Theo CNBC

Tin liên quan:
Tin mới hơn:
Tin cũ hơn:

 
Tin mới nhấtĐọc nhiều nhất

banner qc1