Quốc gia châu Âu giàu có này có tiềm năng tăng trưởng tương lai nhiều nhất |
Thụy Sỹ có nhiều tiềm năng tăng trưởng kinh tế nhất so với bất kỳ quốc gia nào trên thế giới. Trong báo cáo xếp hạng tiềm năng tăng trưởng kinh tế toàn cầu hàng năm, hãng tư vấn KMPG đã phân tích số liệu từ hai thập niên, đánh giá hoạt động của 180 quốc gia trên 26 chỉ số. Những chỉ số này chia thành năm lĩnh vực: ổn định kinh tế vỹ mô, độ mở cửa, chất lượng cơ sở hạ tầng, chất lượng các tổ chức và phát triển con người. Thụy Sỹ, dù đã là quốc gia giàu có và phát triển, được cho điểm cao nhất trong bảng xếp hạng, nghĩa là có nhiều khả năng nhất sẽ có năng suất hoạt động mạnh (sản lượng kinh tế ở mức cao) thúc đẩy tăng trưởng chung. Hà Lan và Singapore theo sát phía sau. Dù Thụy Sỹ được cho điểm cao trong các lĩnh vực cơ sở hạ tầng, các tổ chức và sự mở cửa trong bảng xếp hạng của KPMG, báo cáo cho rằng giáo dục – một chỉ số nằm trong lĩnh vực phát triển con người – là điểm cần được chú ý. “Thụy Sỹ có điểm thấp hơn các nước như Đức, Hà Lan, Phần Lan và Đan Mạch,” theo Yael Selfin, trưởng kinh tế tại KPMG. “Sẽ mất đến 10 năm để cải thiện giáo dục đáp ứng cho thị trường lao động và vì thế tập trung cải thiện kỹ năng của công nhân thông qua đào tạo tại chỗ cũng tốt.” Thụy Sỹ hiện được xem là nơi tốt nhất để sống và làm việc, theo HSBC, với 80% người dân đến quốc gia này cho biết họ hài lòng với môi trường kinh tế. Theo OECD, quốc gia châu Âu nhỏ bé này là một trong những nền kinh tế mạnh nhất thế giới trong năm 2018. 10 quốc gia có triển vọng tăng trưởng mạnh nhất
Trong khi đó, thương mại quốc tế đang ngày càng bị hạn chế có thể khiến Hoa Kỳ tụt lại sau những quốc gia khác khi nói đến tăng trưởng kinh tế. Hoa Kỳ xếp thứ 20, sau các quốc gia phát triển khác vì biểu hiện yếu kém trong ổn định kinh tế vỹ mô và độ cởi mở, với số điểm lần lượt đạt 2.67 và 0.67 trên 10. Dù ghi điểm khá tốt trong phát triển con người, đáng lưu ý tuổi thọ ở Mỹ đang giảm trong bối cảnh khủng hoảng opioid của nước này. Vương quốc Anh xếp thứ 13, cũng tụt lại phía sau vì các lĩnh vực ổn định kinh tế vỹ mô và độ cởi mở trong bối cảnh bất ổn do Brexit kéo dài. Bà Selfin cho biết các căng thẳng địa chính hạn chế tiềm năng tăng trưởng của một số quốc gia. “Chúng ta đang sống trong một môi trường biến động và thường có đối đầu trực tiếp, trong đó các căng thẳng chính trị khiến việc đưa ra quyết định hợp lý với cái đầu tỉnh táo ngày càng khó khăn hơn,” bà nói. “Những quốc gia có khả năng đặt nền tảng cho tăng trưởng bền vững là những ngọn đèn thắp sáng con đường phía trước. Chúng ta phải học tập những điển hình hình này bất kỳ nơi đâu chúng xuất hiện - các nhà lãnh đạo phải thật sự mang tính toàn cầu.” Bà nói thêm trong cộng đồng doanh nghiệp, có ý nghĩ cho rằng nước Anh đang thiếu một tầm nhìn kinh tế dài hạn. Điều này đang cản trở đầu tư. Khánh Lâm lược dịch
Theo CNBC
Tin mới hơn:
Tin cũ hơn:
|