Doanh nghiệp Thứ tư, 04/09/2019, 13:13 GMT+7
Các nhà máy Trung Quốc có một tháng thuận lợi bất ngờ. Nhưng khó khăn vẫn ở phía trước

Ngành sản xuất khổng lồ của Trung Quốc bất ngờ tăng trưởng trong tháng qua, theo một khảo sát tư nhân. Nhưng triển vọng kinh tế của nước này vẫn u ám vì cuộc chiến thương mại Mỹ - Trung tiếp tục căng thẳng.

s4 china1

Ngành sản xuất vừa công bố mức tăng nhanh nhất trong năm tháng, theo một khảo sát được Caixin công bố vào thứ Hai, 2/9. Chỉ số quản lý thu mua (PMI) tăng lên 50.4 trong tháng Tám, trên mức 50 cho thấy tăng trưởng so với tháng trước.

Chỉ số quan trọng này vượt qua các ước tính giảm nhẹ của các nhà phân tích được Reuters khảo sát. Con số này cũng tốt hơn so với suy giảm trong hoạt động từ các con số chính thức của chính phủ phát hành vào cuối tuần.

Tăng trưởng bất ngờ này có khả năng do các chính quyền địa phương chi tiêu mạnh vào cơ sở hạ tầng, theo Julian Evans-Pritchard, chuyên gia kinh tế Trung Quốc cao cấp tại Capital Economics.

Các vấn đề từ chiến tranh thương mại

Nhưng số liệu mới nhất cũng thể hiện một số dấu hiệu đáng lo ngại. Các đơn hàng xuất khẩu giảm xuống mức thấp nhất trong năm nay – dấu hiệu cho thấy nhu cầu nước ngoài đang giảm vì cuộc chiến thương mại Mỹ -
Trung vẫn tiếp diễn, theo Zhengsheng Zhong, giám đốc bộ phận phân tích kinh tế vỹ mô tại CEBM Group.

Cuộc chiến thương mại không có dấu hiệu hạ nhiệt và lần leo thang mới nhất diễn ra khi lo ngại tăng trưởng kinh tế toàn cầu suy giảm đang gia tăng và nỗi lo suy thoái đang rình rập ở nhiều nền kinh tế lớn. Đợt thuế mới nhất Hoa Kỳ và Trung Quốc áp lên hàng hóa của nhau vừa có hiệu lực vào Chủ Nhật, 1/9.

Trong một lưu ý đi kèm các số liệu của Caixin ông Zhong chỉ ra rằng niềm tin doanh nghiệp “không có dấu hiệu cải thiện.”

“Kinh tế Trung Quốc cho thấy dấu hiệu phục hồi trong ngắn hạn, nhưng áp lực đi xuống vẫn là vấn đề dài hạn.”

Số liệu tháng Tám đánh dấu sự “khởi sắc tạm thời,” theo Stephen Innes, chiến lược gia thị trường châu Á – Thái Bình Dương tại AxiTrader. Ngoài ra, theo ông, hàng xuất khẩu sang Mỹ đã được xuất đi trước khi có các khoản thuế cao hơn, hỗ trợ cho thương mại và tăng trưởng chung. Nhưng ông dự kiến hiệu ứng này sẽ nhạt đi trong những tháng tới.

Các động thái chính sách

Điều Trung Quốc đang làm để hỗ nền kinh tế có thể chưa đủ để ngăn chặn các vấn đề vào cuối năm.

Các chỉ số sản xuất vẫn đi liền với suy giảm tăng trưởng kinh tế tính theo năm, theo Evans-Pritchard, nhà kinh tế Capital Economics. “Chúng tôi cho rằng nhà chức trách có ít lựa chọn ngoài việc tiến hành thêm các biện pháp nới lỏng chính sách trong những tháng tới.”

Tháng trước, các nhà hoạch định chính sách Trung Quốc có một khoản giảm lãi suất nhỏ trong những khoản cho vay mới dành cho các công ty, một biện pháp vào thời điểm đó các nhà phân tích nghi ngờ sẽ không có nhiều ý nghĩa đối với nền kinh tế Trung Quốc. Khi đó, ngân hàng trung ương tỏ dấu hiệu họ có khả năng làm nhiều hơn nữa để thúc đẩy nền kinh tế của nước này.

Nhân dân tệ yếu hơn có thể cũng bù cho tác động từ các khoản thuế khi khiến hàng xuất khẩu rẻ hơn và giúp ổn định kinh tế, theo Ken Cheung, trưởng chiến lược gia ngoại hối khu vực châu Á tại Mizuho Bank, Hong Kong.

Nhân dân tệ đã mất 4.3% so với dollar trong tháng này và các diễn tiến hàng ngày của đồng tiền này đang được các nhà đầu tư theo dõi chặt, đặt biệt từ lần mất giá bất ngờ tháng trước làm chao đảo thị trường. Nhân dân tệ yếu đi là dấu hiệu cho thấy Bắc Kinh không quá sẳn lòng củng cố đồng tiền trong bối cảnh chiến tranh thương mại.

Khánh Lâm lược dịch
Theo CNN

Tin liên quan:
Tin mới hơn:
Tin cũ hơn:

 
Tin mới nhấtĐọc nhiều nhất

banner qc1