Doanh nghiệp Thứ năm, 30/05/2019, 13:55 GMT+7
Rác thải nhựa đổ ở Malaysia sẽ được trả về Anh, Mỹ và những nước khác

Malaysia sẽ trả 450 tấn rác nhựa nhiễm bẩn về các nước xuất đi, từ chối trở thành bãi rác của thế giới.

may30 malay1

Vào thứ Ba, 28/5, chín container tại Cảng Klang, phía tây Kuala Lumpur, bị phát hiện chứa chất thải nhựa sai nhãn hiệu và chất thải nhựa không tái sử dụng được, bao gồm hỗn hợp rác thải hộ gia đình và rác thải điện tử.

Bà Yeo Bee Yin, bộ trưởng bộ năng lượng, khoa học, công nghệ, môi trường và biến đổi khí hậu, cho biết nhựa được vận chuyển từ Hoa Kỳ, Vương quốc Anh, Australia, Nhật Bản, Trung Quốc, Saudi Arabia, Bangladesh, Hà Lan và Singapore.

Tháng trước, năm container rác thải đã được trả về Tây Ban Nha.

Ngày 24/4, Malaysia triển khai một lực lượng đặc nhiệm xử lý vấn đề nhập khẩu rác thải nhựa trái phép đang ngày càng gia tăng. Kể từ đó nhà chức trách đã tiến hành 10 chiến dịch.

Năm ngoái, Trung Quốc cầm nhập khẩu rác thải nhựa như một phần trong kế hoạch làm sạch môi trường. Điều này gây hiệu ứng lan truyền trên khắp các chuỗi cung ứng toàn cầu, khi các bên trung gian tìm kiếm điểm đến mới cho rác thải, trong đó có Malaysia.

Một báo cáo gần đây của Tổ chức Hòa bình Xanh cho biết trong bảy tháng đầu năm 2017, rác thải nhựa xuất khẩu từ Hoa Kỳ sang Malaysia đã hơn gấp đôi so với năm trước.

Trong một cuộc họp báo, bà Yeo cho biết một công ty tái chế Anh đã xuất khẩu hơn 50,000 m3 tấn rác nhựa trong khoảng 1,000 container trong hai năm qua.

“Chúng tôi kêu gọi các quốc gia phát triển xem xét việc quản lý rác thải nhựa của mình và dừng đưa rác đến các quốc gia đang phát triển,” bà Yeo nói thêm.

Cuộc tranh cãi về rác thải nhựa nhập khẩu cũng diễn ra ở Philippines, nơi gần đây Canada không nhận lại hàng tấn rác thải của mình sau hạn chót 15/5, dẫn đến một cuộc tranh cãi ngoại giao với Tổng thống Rodrigo Duterte, ông này sau đó triệu hồi đại sứ ở Ottawa.

Sau khi ông Duterte tuyên bố ông sẳn sàng “tuyên bố chiến tranh” với Canada về vấn đề này, chính quyền Canada cho biết họ sẽ trả tất cả chi phí cho hoạt động hoàn trả và hứa rác thải sẽ được đưa trở về trước cuối tháng Sáu.

Năm ngoái, chính phủ của 187 quốc gia, trong đó có Malaysia, đã đồng ý đưa nhựa vào Công ước Basel, một hiệp ước quy định việc vận chuyển những vật liệu độc hại từ nước này sang nước khác nhằm đối phó với những ảnh hưởng nguy hiểm vì ô nhiễm nhựa trên toàn cầu.

Khánh Lâm lược dịch
Theo CNN

Tin mới hơn:
Tin cũ hơn:

 
Tin mới nhấtĐọc nhiều nhất

banner qc1