Quan hệ thương mại Mỹ-Trung vẫn căng thẳng khi nội cát Biden có lập trường cứng rắn tương tự Trump |
Triển vọng quan hệ thương mại Mỹ-Trung có thể vẫn còn bị thách thức sau khi các cuộc đàm phán ngoại giao cấp cao cho thấy nội cát của Tổng thống Joe Biden không dự định từ bỏ hoàn toàn giọng điệu cứng rắn của chính quyền Trump trong các cuộc thảo luận với Bắc Kinh. Dù Washington và Bắc Kinh đã ngừng bắn trong cuộc chiến thương mại ăn miếng trả miếng với thỏa thuận “giai đoạn một” năm ngoái, đại diện của hai bên vẫn chưa hài lòng với hiện trạng và vẫn xem bên kia là đối thủ kinh tế chính. Cuộc cạnh tranh đó được hiển thị đầy đủ vào thứ Năm, 18/3, khi hai quốc gia bắt đầu hai ngày họp tại Anchorage, Alaska. Ngoại trưởng Antony Blinken bắt đầu bằng cách lưu ý Hoa Kỳ sẽ nêu bật “mối quan ngại sâu sắc của họ đối với các hành động của Trung Quốc, bao gồm ở Tân Cương, Hong Kong, Đài Loan, các cuộc tấn công mạng vào Hoa Kỳ và ép buộc kinh tế đối với các đồng minh của nước này.” Dương Khiết Trì, Giám đốc Ủy ban Đối ngoại Trung ương Đảng Cộng sản Trung Quốc, cho rằng Hoa Kỳ “không đủ tư cách để nói rằng họ muốn nói chuyện với Trung Quốc từ một vị thế mạnh mẽ”.
Tăng trưởng thâm hụt thương mại Mỹ - Trung Thâm hụt thương mại hàng hóa Hoa Kỳ với Trung Quốc đã tăng từ 83 tỷ USD trong năm 2001 lên 419.5 tỷ USD trong năm 2018, tăng 336.5 tỷ USD
Dù các cuộc đàm phán được xem là một cuộc tập trận ngoại giao hơn là kinh tế, cuộc trao đổi khó khăn có thể là hình ảnh ban đầu của những trận chiến gay go sắp tới đối với nhóm phụ trách thương mại của ông Biden. Và điều đang bị đe dọa chính là một trong những mối quan hệ giao thương có giá trị nhất trên thế giới. Theo Văn phòng USTR, Trung Quốc hiện là đối tác thương mại hàng hóa lớn thứ ba của Hoa Kỳ với 558.1 tỷ USD tổng kim ngạch thương mại (hai chiều) trong năm 2019. Khối lượng giao dịch khổng lồ đó hỗ trợ cho ước tính 911,000 việc làm tại Hoa Kỳ tính đến năm 2015, với 601,000 việc làm từ xuất khẩu hàng hóa và 309,000 việc làm từ xuất khẩu dịch vụ. Trung Quốc cũng là thị trường xuất khẩu lớn thứ ba của nông dân Mỹ và thương mại hàng năm các mặt hàng nông nghiệp đạt tổng giá trị 14 tỷ USD hai năm trước. Trung Quốc là nhà cung cấp hàng nhập khẩu lớn nhất của Hoa Kỳ.
Hàng xuất khẩu Mỹ sang Trung Quốc Trung Quốc đã đồng ý mua thêm hàng hóa Mỹ theo thỏa thuận thương mại “giai đoạn một"
Clete Willems, cựu luật sư của Tổ chức Thương mại Thế giới tại Văn phòng USTR, cho biết ông không ngạc nhiên về sự thiếu tiến bộ ở Anchorage. Ông Willems, từng là thành viên nhóm thương mại của Trump và hiện là đối tác tại công ty luật Akin Gump, cho rằng các cuộc họp ở Anchorage là cơ hội để chính thức đưa ra các khiếu nại hơn là một nỗ lực thực tế để khắc phục các vấn đề kinh tế. “Tôi có ít kỳ vọng vào Alaska và những kỳ vọng đó đã được đáp ứng,” ông Willems nói về cuộc đàm phán. “Tôi cho rằng chính phủ Trung Quốc đã hiểu sai tình huống với nhóm Biden, và họ nghĩ rằng những người này sẽ đến và thu lại tất cả các biện pháp của Trump. Họ đang dần phát hiện ra rằng điều đó sẽ không xảy ra. Nhưng tôi nghĩ họ cần phải nghe trực tiếp từ ông Blinken.” Các đàm phán thương mại với Trung Quốc có tầm quan trọng về thương mại, nhưng cũng là cơ hội để bảo vệ lợi ích an ninh quốc gia của Hoa Kỳ đồng thời tăng cường khả năng tiếp cận các công nghệ quan trọng. Vài tuần trước cuộc họp ở Anchorage, Alaska, chính quyền Biden đã soạn thảo một sắc lệnh chỉ đạo các cơ quan chính phủ rà soát các chuỗi cung ứng chính, trong đó có các chuỗi cung ứng cho chất bán dẫn, pin dung lượng cao, vật tư y tế và kim loại đất hiếm. “Chính quyền Biden đã tỏ dấu hiệu rằng thương mại bằng mọi giá không phải là quan điểm của họ và họ sẽ không thu hẹp quan điểm hay lùi bước trong vấn đề nhân quyền hoặc an ninh quốc gia (chẳng hạn) để có được một mối quan hệ thương mại 'tốt đẹp'," theo Dewardric McNeal, Một nhà phân tích chính sách thời Obama tại Bộ Quốc phòng. Dù sắc lệnh của ông Biden không đề cập đến Trung Quốc, nhưng nó đã chỉ đạo các cơ quan xem xét những lỗ hổng trong sản xuất trong nước và chuỗi cung ứng bị chi phối hoặc được điều hành thông qua "những quốc gia đang hoặc có khả năng trở nên không thân thiện hoặc không ổn định." Chỉ thị đã được nhiều người cho là bao gồm Trung Quốc, một trong những quốc gia xuất khẩu kim loại đất hiếm lớn nhất thế giới, một nhóm vật liệu được dùng để sản xuất màn hình máy tính, vũ khí tối tân và xe điện. Tuy nhiên, các nhà đàm phán Trung Quốc, trong đó có Bộ trưởng Ngoại giao Vương Nghị, có thể đã hy vọng một sự tiếp đón nồng nhiệt hơn từ ông Blinken sau bốn năm đầy biến động dưới thời Tổng thống Donald Trump và nhà ngoại giao hàng đầu của ông, Mike Pompeo. Chính quyền Trump có thói quen áp đặt thuế quan và trừng phạt trừng phạt để giải quyết các khiếu nại dai dẳng về việc Trung Quốc thiếu bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ, bắt buộc chuyển giao công nghệ và các hoạt động kinh doanh không công bằng khác. “Nhóm Biden thông hiểu mối liên hệ phức tạp giữa giao thương và thương mại giữa hai quốc gia đồng thời hy vọng việc xác định và quản lý các vấn đề và các mối quan ngại trong cạnh tranh và hợp tác có mục tiêu và dễ đoán định hơn (chính xác hơn và ít phá hoại hơn),” theo McNeal, một nhà phân tích chính sách cấp cao tại Longview Global. Từ chiều thứ Sáu, đội ngũ Hoa Kỳ ở Alaska không có động thái nào để nới lỏng giới hạn đối với doanh số bán hàng của Mỹ cho các công ty Trung Quốc, trong đó có gã khổng lồ viễn thông Huawei, nới lỏng các hạn chế thị thực đối với các đảng viên Đảng Cộng sản hay mở lại lãnh sự quán Trung Quốc ở Houston. Các đàm phán với Bắc Kinh có thể sẽ là ưu tiên hàng đầu của Đại diện Thương mại Hoa Kỳ Katherine Tai vừa nhậm chức. Cuộc bỏ phiếu nhất trí của Thượng viện để xác định vị trí của bà, đề cử đầu tiên cho chính quyền Biden, phản ánh niềm tin của lưỡng đảng vào kỹ năng với tư cách là một luật sư thương mại hiểu biết và lành nghề của Katherine Tai. “Katherine Tai chính là kiểu người đủ tiêu chuẩn và chính thống để phục vụ tốt Tổng thống Biden và đất nước,” Lãnh đạo phe thiểu số Thượng viện Mitch McConnell nói tại Thượng viện trước cuộc bỏ phiếu xác nhận hồi đầu tháng Ba. Bà Tai sẽ sớm đối mặt với nhiều tranh chấp thương mại bắt nguồn từ chính quyền Trump nhưng bà được dự kiến sẽ ưu tiên hàng đầu cho các thảo luận với Bắc Kinh. Bà và nhóm của mình dự kiến sẽ xem xét các chính sách kéo dài của Trump, bao gồm thuế đối với thép, nhôm và hàng tiêu dùng của Trung Quốc, cũng như các thành phần của thỏa thuận giai đoạn một. “Bà ấy biết cách cứng rắn với Trung Quốc và biết cách phối hợp với những người khác,” theo Willems, người trước đây từng đại diện cho Hoa Kỳ tại WTO cùng với bà Tai. Ông nói thêm điều quan trọng là bà Tai phải đảm bảo đóng vai trò là tiếng nói cho lợi ích thương mại của Hoa Kỳ trong một chính quyền có nền tảng ngoại giao sâu sắc. “Ta có một chính quyền với một ngoại trưởng rất mạnh, những cố vấn an ninh quốc gia mạnh mẽ, những người rất thân cận với Tổng thống Biden và những người rất có tiếng nói trong chính sách của Hoa Kỳ nói chung. Và bà ấy sẽ phải vượt qua điều đó." Khánh Lâm lược dịch
Theo CNBC
Tin mới hơn:
Tin cũ hơn:
|