Tài chính Thứ ba, 13/04/2021, 09:09 GMT+7
Khai thác bitcoin ở Trung Quốc có thể tạo ra lượng khí thải carbon nhiều như một số nước châu Âu

Sự phổ biến ngày càng tăng của Bitcoin có thể gây tác động tiêu cực lâu dài đến môi trường.

a13 bitcoin

Khai thác tiền điện tử đòi hỏi nguồn điện và năng lượng máy tính đáng kể, và các vụ mua bán mua bán bitcoin gia tăng tạo ra một lượng khí thải carbon khổng lồ.

Nhưng khai thác bitcoin góp phần bao nhiêu vào sự nóng lên toàn cầu?

Theo một nghiên cứu mới được công bố trên tạp chí khoa học Nature Communications, chỉ riêng tại Trung Quốc, bitcoin được dự đoán sẽ tạo ra hơn 130 triệu tấn khí thải carbon vào thời điểm mức tiêu thụ năng lượng của công nghệ này đạt đỉnh trong năm 2024.

Lượng khí nhà kính đó sẽ vượt qua tổng phát thải hàng năm từ Cộng hòa Czech và Qatar trong năm 2016. Công nghệ blockchain bitcoin có thể tiêu thụ nhiều năng lượng mỗi năm bằng các quốc gia vừa và nhỏ như Đan Mạch, Ireland hoặc Bangladesh, theo nghiên cứu từ Sinan Kufeogl, hiệp hội nghiên cứu kỹ thuật dân dụng tại Đại học Cambridge.

Khi bitcoin ngày càng phổ biến, Trung Quốc đã trở thành thánh địa của công nghệ này. Nếu ngành công nghiệp bitcoin của Trung Quốc là một quốc gia, tổng tiêu thụ năng lượng của ngành này sẽ đứng thứ 12 trên toàn thế giới trong năm 2016, trên cả các nền kinh tế lớn như Italy và Saudi Arabia. Với phần cứng chuyên dụng và nguồn điện giá rẻ sẵn có, Trung Quốc hiện chiếm hơn 75% năng lượng băm của mạng bitcoin - năng lượng một máy tính hoặc phần cứng sử dụng để chạy và giải các thuật toán tạo ra tổng tiền điện tử mới và cho phép các giao dịch giữa chúng.

“Vì ngành khai thác bitcoin còn quá mới nên nó chưa được tính toán và quản lý hợp lý trên toàn cầu,” theo Shouyang Wang, đồng tác giả của nghiên cứu và là giáo sư tại Học viện Khoa học Trung Quốc.

Phần cứng khai thác Bitcoin đã tiến hóa khi mức độ phổ biến của tiền điện tử tăng lên theo thời gian. Các tác giả của nghiên cứu cho biết khi mới sơ khai, khai thác bitcoin được thực hiện thông qua Bộ xử lý trung tâm cơ bản (CPU) trên một máy tính đa năng.

Sau đó, quy trình phát triển và chuyển sang Đơn vị xử lý đồ họa (GPU), mạnh hơn hơn, tỷ lệ băm cao hơn và tiêu thụ nhiều năng lượng hơn. Cuối cùng, Mạch Tích Hợp Ứng Dụng Dành Riêng (ASIC) đã được sử dụng để tối ưu hóa các tính toán liên quan đến khai thác.

Phần cứng khai thác tiền điện tử liên tục chạy, điều này cũng làm tăng mức tiêu thụ năng lượng. Từ ngày 1/1/2016 đến ngày 30/6/2018, các hoạt động khai thác bốn loại tiền điện tử chính đã phát thải khoảng 13 triệu tấn carbon dioxide, theo một nghiên cứu khác trên tạp chí nghiên cứu Nature Sustainability.

Lượng khí thải gia tăng có thể có những tác động to lớn đối với toàn bộ hành tinh.

Trung Quốc là một bên ký kết quan trọng của Thỏa thuận Paris và đã cam kết trung hòa carbon đến năm 2060. Nhưng quốc gia này vẫn là nước phát thải khí nhà kính lớn nhất thế giới và các tác giả của nghiên cứu cho rằng việc khai thác bitcoin có thể ảnh hưởng đến nỗ lực giảm khí thải của nước này.

Theo ông Wang: “Điều quan trọng là phải cung cấp cho các thợ mỏ động lực để chuyển hoạt động của họ sang các khu vực năng lượng sạch. Đó là lý do vì sao việc xây dựng và nâng cấp các cơ sở sản xuất điện năng lượng sạch để đảm bảo phát điện ổn định là rất quan trọng."

Phong Lữ lược dịch
Theo CNN

Tin liên quan:
Tin mới hơn:
Tin cũ hơn:

 
Tin mới nhấtĐọc nhiều nhất

banner qc1