Tài chính Thứ hai, 29/03/2021, 13:32 GMT+7
Các quốc gia dầu mỏ có nguy cơ bất ổn chính trị nếu thế giới quay lưng với nhiên liệu hóa thạch

Algeria, Chad, Iraq và Nigeria sẽ là một trong những quốc gia đầu tiên trải qua bất ổn chính trị khi những quốc gia sản xuất dầu cảm nhận được ảnh hưởng từ việc chuyển đổi sang sản xuất năng lượng carbon thấp, theo một báo cáo mới từ công ty tư vấn rủi ro Verisk Maplecroft.

m29 oilnations

Trong Triển vọng Rủi ro Chính trị năm 2021, hãng cảnh báo những quốc gia không đa dạng hóa nền kinh tế trước xuất khẩu nhiên liệu hóa thạch phải đối mặt với “làn sóng bất ổn chính trị dần dần.”

Với việc quay lưng với nhiên liệu hóa thạch sẽ tăng tốc trong ba đến 20 năm tới và đại dịch Covid-19 ảnh hưởng đến lợi nhuận ngắn hạn trong doanh thu xuất khẩu dầu những năm gần đây, Maplecroft cảnh báo các quốc gia phụ thuộc vào dầu không thích ứng được có nguy cơ phải trải qua những thay đổi mạnh trong rủi ro tín dụng, chính sách và quy định.

Dù một số quốc gia đang tăng cường đầu tư vào nhiên liệu hóa thạch trong ngắn hạn, các ước tính đều chỉ ra dầu sẽ đạt “đỉnh" trong năm 2030, sau đó quá trình chuyển đổi sang nền kinh tế carbon thấp sẽ tăng tốc và buộc các nước sản xuất dầu phải điều chỉnh các nguồn thu của họ.

Các nhà phân tích cho rằng những quốc gia bị ảnh hưởng nặng nề nhất có thể bước vào “vòng diệt vong khi nguồn thu từ hydrocarbon giảm đi, bất ổn chính trị và thất bại trong nỗ lực hồi sinh các lĩnh vực phi dầu mỏ èo uột.”

Dữ liệu của Maplecroft nhấn mạnh từ khi giá dầu lao dốc năm 2014, hầu hết các quốc gia xuất khẩu đã đình trệ hoặc đảo ngược nỗ lực đa dạng hóa nền kinh tế, nhiều nước tăng gấp đôi sản lượng trong những năm tiếp theo nhằm thu hẹp các thâm hụt doanh thu.

“Dù vậy, đa phần đều bị ảnh hưởng đến dự trữ ngoại hối, trong đó có cả Saudi Arabia, quốc gia đã mất gần một nửa trong kho dự trữ dollar năm 2014 của mình.”

Chi phí hòa vốn, năng lực đa dạng hóa và khả năng phục hồi chính trị là ba yếu tố chính xác định mức độ nghiêm trọng của tác động đối với sự ổn định khi quá trình chuyển đổi năng lượng bắt đầu xảy ra.

“Hiện tại, nếu điểm hòa vốn bên ngoài của các quốc gia - giá dầu họ cần trả cho hàng nhập khẩu - vẫn cao hơn những gì thị trường có thể cung cấp, họ có những lựa chọn hạn chế: rút dự trữ ngoại hối như Saudi Arabia làm từ năm 2014, hoặc phá giá đồng tiền như Nigeria hoặc Iraq làm trong năm 2020, tái cân bằng hiệu quả xuất nhập khẩu với các giá là các tiêu chuẩn mức,” báo cáo giải thích.

Nigeria, nền kinh tế lớn nhất châu Phi, có khoảng 90% thu nhập ngoại hối dựa vào bán dầu thô, đã phá giá đồng naira hai lần từ tháng Ba năm ngoái. IMF vào tháng trước đã thúc giục ngân hàng trung ương của đất nước phá giá một lần nữa, nhưng đã vấp phải sự phản kháng.

Các nhà nghiên cứu của Verisk Maplecroft cho rằng những đợt tiền tệ mất giá gần đây là “điềm báo trước những lựa chọn ảm đạm” đối với các nước sản xuất dầu, những nước sẽ phải đa dạng hóa hoặc phải đối mặt với những điều chỉnh kinh tế bắt buộc.

 “Khá nhiều, nếu không phải là đa số, các quốc gia chỉ sản xuất dầu sẽ phải vật lộn với việc đa dạng hóa chủ yếu vì họ thiếu các thể chế kinh tế và pháp lý, cơ sở hạ tầng và nguồn nhân lực cần thiết,” theo Trưởng phòng Rủi ro Thị trường James Lockhart Smith.

"Ngay cả khi các thể chế như vậy được áp dụng, môi trường chính trị, tham nhũng hoặc những thách thức quản trị và các lợi ích cố hữu có nghĩa là một số quốc gia có thể không cải cách mà không gặp rắc rối, ngay cả khi đó là đường lối hợp lý."

Những quốc gia dễ bị tổn thương nhất là những quốc gia sản xuất với chi phí cao phụ thuộc nhiều vào dầu mỏ, có khả năng đa dạng hóa thấp hơn và kém ổn định về chính trị. Theo báo cáo, Nigeria, Algeria, Chad và Iraq là những nước đầu tiên bị ảnh hưởng “nếu bão tan” do tỷ giá hối đoái cố định hoặc tăng.

Các nhà sản xuất vùng Vịnh có chi phí sản xuất thấp hơn với các thể chế kinh tế mạnh hơn cũng như nguồn lực cho phép đa dạng hóa dễ dàng hơn, như UAE và Qatar, được coi là ít bị ảnh hưởng nhất bởi biến động chính trị. Tuy nhiên, Lockhart Smith cho rằng ngay cả những quốc gia này cũng không tránh khỏi bị tổn thương.

“Bình ổn chính trị chuyên chế không phải là ổn định lâu dài và khi giá dầu thấp hơn kéo dài làm giảm chi tiêu xã hội, áp lực gia tăng sẽ đè nặng lên những hệ thống chính trị tưởng như mong manh này,” ông nói.

“Ngay cả việc đa dạng hóa cũng có thể đi kèm với rủi ro chính trị của chính nó khi thách thức các hiệp ước xã hội của quốc gia dầu khí truyền thống: quyền cai trị để đổi lấy hydrocacbon.”

Phong Lữ lược dịch
Theo CNBC

Tin liên quan:
Tin mới hơn:
Tin cũ hơn:

 
Tin mới nhấtĐọc nhiều nhất

banner qc1