Hoa Kỳ: Doanh số bán lẻ trong dịp lễ tăng 3% do nhiều người mua sắm đồ trang trí và nội thất |
Khi bị mắc kẹt ở nhà cả năm, có lẽ bạn sẽ cảm thấy chán khi nhìn vào cùng một chiếc ghế dài cũ kỹ, và những tiếng cọt kẹt sẽ bắt đầu khiến bạn phát điên. Không có gì đáng ngạc nhiên khi các mặt hàng đồ nội thất và tân trang nhà cửa là những mặt hàng bán chạy trong mùa lễ này, giúp doanh số bán lẻ tăng 3% trong mùa mua sắm lễ hội năm nay, theo báo cáo của Mastercard SpendPulse. Doanh số mua sắm trực tuyến cũng tăng đến 49% từ ngày 11/10 đến ngày 24/12, khẳng định thêm cách thức đại dịch Covid-19 đã định hình lại thói quen mua sắm. Kỳ nghỉ lễ kéo dài hơn trung bình, bắt đầu bằng Ngày Amazon Prime bị trì hoãn, được đánh dấu với việc một số nhà bán lẻ tung ra các ưu đãi và khuyến mại đặc biệt để khuyến khích khách hàng mua hàng sớm hơn nhằm đảm bảo giao hàng đúng hạn trong kỳ nghỉ lễ. Doanh số bán hàng tăng đột biến trong kỳ nghỉ lễ kéo theo một lượng lớn các lô hàng. Tuy nhiên, trong nhiều trường hợp, điều này làm hạn chế khả năng giao hàng đúng hạn của các dịch vụ chuyển phát bưu kiện. Báo cáo cho thấy, các nhà bán lẻ thúc đẩy mua sắm và giao hàng khiến số lượng người mua sắm vào phút chót giảm so với năm trước, với doanh số mua sắm trực tuyến chiếm 19.7% tổng doanh số bán lẻ. Và Black Friday, một ngày lễ không chính thức nổi bật với những giao dịch chưa từng có, đã trở thành ngày chi tiêu hàng đầu trong mùa. Doanh số gia tăng và ngày mua sắm là một "minh chứng cho mùa lễ hội và sức mạnh của các nhà bán lẻ cũng như người tiêu dùng,” theo Steve Sadove, cố vấn cấp cao của Mastercard, cựu Giám đốc điều hành và Chủ tịch của Saks Incorporated. Theo ông Sadove: “Người tiêu dùng Mỹ tập trung vào kỳ nghỉ lễ, định nghĩa lại 'việc ở nhà trong kỳ nghỉ' theo một cách chỉ có trong năm 2020. Họ mua sắm trang hoàng nhà cửa tại nhà, khiến thương mại điện tử tăng trưởng kỷ lục." Trong khi đó, doanh số bán hàng của các cửa hàng bách hóa và nhãn hàng may mặc giảm lần lượt 10.2% và 19.1% so với cùng kỳ năm trước, theo báo cáo của Mastercard. Điều này xảy ra khi nhiều cửa hàng phải gánh vô số nợ và xu hướng mua sắm thay đổi do đại dịch. Khoảng 30 nhà bán lẻ và chuỗi nhà hàng đã phải nộp đơn phá sản. Mặc dù vậy, các dịch vụ bán lẻ bao gồm dịch vụ đặt hàng và giao hàng đến tận cửa và mua hàng trực tuyến khiến tăng trưởng doanh số thương mại điện tử ngày càng đi lên. Doanh số bán hàng may mặc tăng 15.7% và doanh số cửa hàng bách hóa tăng 3.3% khi nhiều người mua chú ý và quyết định mua sắm tại nhà. Báo cáo cho thấy doanh số bán đồ nội thất và trang trí nội thất tăng 6.2%, trong khi chi tiêu cho việc tân trang nhà cửa tăng 14.1%. Doanh số bán hàng điện tử và thiết bị cũng theo đó, tăng 6%. Những thay đổi trong mua sắm vào dịp lễ nhấn mạnh tác động của đại dịch đối với các hoạt động bên ngoài như thế nào, thúc đẩy người mua sắm mua sắm đồ đạc trong nhà và dành nhiều thời gian ở nhà hơn. Khánh Lâm lược dịch
Theo CNN
Tin mới hơn:
Tin cũ hơn:
|