Tài chính Thứ hai, 24/01/2022, 12:59 GMT+7
Hành động của Hoa Kỳ đối với lạm phát sẽ gây khủng hoảng nợ

Các khoản nợ phải trả của những nước nghèo cho các chủ nợ đang ở mức cao nhất trong hai thập kỷ

j24 debt

Ngày càng có nhiều lo ngại hành động của ngân hàng trung ương Mỹ để chống lạm phát cao sẽ gây một cuộc khủng hoảng nợ mới, vì điều này xảy ra khi các khoản nợ phải trả của những quốc gia nghèo cho các chủ nợ đã ở mức cao nhất trong hai thập kỷ.  

Theo Jubilee Debt Campaign (JDC), các khoản thanh toán nợ của các nước đang phát triển đã tăng hơn gấp đôi kể từ năm 2010 và có khả năng tăng hơn nữa nếu Cục Dự trữ Liên bang tăng lãi suất như dự kiến.

Thúc giục giảm nợ sâu hơn, JDC cho biết các khoản thanh toán cho các chủ nợ chiếm 14.3% doanh thu của chính phủ nước nghèo trong năm 2021, so với 6.8% trong năm 2010 và là mức cao nhất kể từ năm 2001.

Nhiều nước nghèo đã vay bằng dollar Mỹ, khiến họ phải chịu rủi ro kép là chi phí đi vay cao hơn và đồng tiền của họ suy yếu so với đồng bạc xanh.

Ngân hàng Thế giới và Quỹ Tiền tệ Quốc tế đã kêu gọi giảm nợ toàn diện hơn. Trong số các khoản thanh toán nợ nước ngoài của các chính phủ có thu nhập thấp và trung bình thấp, 47% là cho các tổ chức cho vay tư nhân, 27% cho các tổ chức đa phương như Ngân hàng và IMF, 12% cho Trung Quốc và 14% cho các chính phủ khác ngoài Trung Quốc.

Theo Heidi Chow, giám đốc điều hành của JDC, “Cuộc khủng hoảng nợ đã tước đi nguồn lực cần thiết của các quốc gia để giải quyết tình trạng khẩn cấp khí hậu và những gián đoạn kéo dài vì Covid, trong khi lãi suất tăng đe dọa sẽ khiến các quốc gia chìm trong nợ nần chồng chất hơn.”

Phân tích mới nhất của JDC cho thấy 54 quốc gia đang rơi vào khủng hoảng nợ, được định nghĩa là tình huống các khoản thanh toán làm suy yếu năng lực của chính phủ trong việc bảo vệ các quyền kinh tế và xã hội cơ bản của công dân. Kenya và Malawi là trong những quốc gia vừa được thêm vào danh sách khủng hoảng.

Theo bà Chow: “Các lãnh đạo G20 không thể tiếp tục vùi đầu vào cát và ước gì cuộc khủng hoảng nợ qua đi. Chúng ta khẩn cấp cần một kế hoạch hủy nợ toàn diện buộc các bên cho vay tư nhân phải tham gia xóa nợ.”

G20 đã xây dựng một kế hoạch xóa nợ mới vào cuối năm 2020, được gọi là Common Framework, yêu cầu các nước đàm phán các điều khoản với các chủ nợ có chủ quyền song phương và IMF, sau đó đảm bảo thỏa thuận tương tự với các chủ nợ tư nhân. Cho đến nay, chưa có quốc gia nào áp dụng Common Framework có bất kỳ khoản nợ nào được hủy.

Phong Lữ lược dịch
Theo The Guardian

Tin liên quan:
Tin mới hơn:
Tin cũ hơn:

 
Tin mới nhấtĐọc nhiều nhất

banner qc1