Đại dịch khiến hoạt động sản xuất tháng Sáu của Nhật ở mức thấp nhất trong 11 năm |
Hoạt động nhà máy của Nhật Bản vẫn ở mức thấp trong 11 năm vào tháng Sáu, dấu hiệu cho thấy đại dịch virus corona đang gây thiệt hại cho các nhà sản xuất ngay cả khi tâm lý trong ngành dịch vụ tăng lên. Hoạt động sản xuất suy giảm là bằng chứng về tác động kéo dài của cuộc khủng hoảng virus corona đối với các nền kinh tế phụ thuộc vào xuất khẩu như Nhật Bản. Chỉ số quản lý sức mua sản xuất Nhật Bản (PMI) của Ngân hàng au Jibun đã giảm xuống còn 37.8 điểm, có điều chỉnh theo mùa, so với 38.4 điểm vào tháng Năm. Chỉ số ghi nhận mức thấp nhất kể từ tháng 3/2009 trong tháng thứ hai liên tiếp, dưới ngưỡng 50.0, phân biệt tăng trưởng và suy thoái, trong tháng thứ 14 liên tiếp. Khảo sát PMI cho thấy tổng sản lượng và đơn hàng mới giảm trong tháng thứ 18 liên tiếp. Nền kinh tế lớn thứ ba thế giới dự kiến sẽ có khoản sụt giảm tồi tệ nhất sau chiến tranh trong quý này. Tuy nhiên, chính phủ Nhật tuần trước đã tăng đánh giá kinh tế lần đầu tiên kể từ năm 2018 với các dấu hiệu tâm trạng cải thiện sau khi dần dỡ bỏ tình trạng khẩn cấp vào cuối tháng Năm. Khảo sát PMI cũng cho thấy hoạt động ngành dịch vụ tăng mạnh, vốn có tốc độ giảm chậm hơn nhiều so với tháng trước. “Số liệu PMI tháng Sáu cho thấy hoạt động kinh tế ở một số vùng của Nhật Bản đã khởi sắc vào cuối quý hai,” theo Joe Hayes, chuyên gia kinh tế tại IHS Markit, nơi thu thập khảo sát. “Tuy nhiên, một chỉ số dưới 50.0 trong chỉ số sản lượng hỗn hợp cho thấy bức tranh cơ bản vẫn ảm đạm và nhiều công ty sẽ vẫn chưa có được sản lượng gia tăng.” Chỉ số PMI của của Ngân hàng au Jibun đã tăng lên mức cao nhất trong bốn tháng, đạt 42.3 điểm trên cơ sở điều chỉnh theo mùa sau khi đạt 26.5 điểm trong tháng Năm. Chỉ số PMI hỗn hợp của ngân hàng au Jibun Bank, bao gồm cả sản xuất và dịch vụ, đã ở mức 37.9 trong tháng Sáu, tăng so với 27.8 điểm trong tháng trước. Trường Sơn lược dịch
Theo Reuters
Tin mới hơn:
Tin cũ hơn:
|