Doanh nghiệp Thứ sáu, 17/07/2020, 13:29 GMT+7
Ngành công nghiệp làm đẹp Trung Quốc vượt qua khủng hoảng COVID-19 như thế nào

Các nhãn hiệu chăm sóc cá nhân của Trung Quốc đang thu hút người tiêu dùng thông qua những trãi nghiệm và công nghệ bán lẻ mới để vượt qua cuộc khủng hoảng virus corona mới (COVID-19).

jl17 china

Theo Cục Thống kê Quốc gia Trung Quốc (NBS), ngành bán lẻ mỹ phẩm đã giảm 14% từ tháng Một đến tháng Hai năm nay. Đến tháng Tư, mảng này đi lên và tăng trưởng 3.5%.

Dữ liệu mới nhất cho tháng Năm cho thấy sự phục hồi mạnh mẽ với mức tăng trưởng hai con số 12.9%.

Phát biểu trong chương trình hội thảo trực tuyến mỹ phẩm Hàn Quốc, nhà phân tích ngành làm đẹp và chăm sóc cá nhân cao cấp của Mintel, Laurie Du, giải thích sự phục hồi này được thúc đẩy bởi kênh thương mại điện tử kết hợp với các khuyến mãi rầm rộ trên thị trường.

Đáng chú ý, ngành bán lẻ du lịch đã tận dụng chiến lược này để duy trì hoạt động trong giai đoạn khó khăn này.

“Lĩnh vực bán lẻ du lịch bị ảnh hưởng nặng nề do dịch COVID-19 bùng phát. Chúng tôi nhận thấy ở Sanya, một điểm du lịch nổi tiếng, các nhà bán lẻ du lịch đã thực hiện rất nhiều biện pháp, trong đó có các phiếu giảm giá để kích thích người tiêu dùng mua hàng,” ông Du nói.

Ngoài ra, nhà bán lẻ hàng miễn thuế của Hàn Quốc đã hợp tác với nền tảng thương mại điện tử xuyên biên giới Koala để thúc đẩy doanh số.

“Sử dụng việc phát trực tiếp, người tiêu dùng có thể nhìn quanh cửa hàng và đặt hàng trên Kaola trong khi được hưởng mức giá miễn thuế. Theo Kaola, trong những tháng tới, họ muốn hợp tác thêm với nhiều cửa hàng miễn thuế trên khắp thế giới để giúp người tiêu dùng mua sắm trên nền tảng đám mây trên toàn thế giới,” ông Du nói.

Kinh nghiệm bán lẻ mới

Ông Du lưu ý việc tận dụng các chương trình khuyến mãi sẽ không bền vững về lâu dài.

“Hiện tại, sự phục hồi trong ngành bán lẻ sản phẩm làm đẹp có liên quan mật thiết đến động lực thúc đẩy từ khuyến mãi, nhưng đây không phải là một chiến lược lành mạnh,” ông Du nói.

Để duy trì sự phục hồi này, các doanh nghiệp buộc phải thu hút người tiêu dùng thông qua cải tiến dịch vụ và trải nghiệm.

Chẳng hạn, thương hiệu chăm sóc da có trụ sở tại Hàng Châu JPlab mới đây đã ra mắt ‘concept store’ chính thức trong tháng Sáu.

Thương hiệu này, do Key Opinion Leader (KOL) Jun Ping, người có gần 10 triệu người theo dõi trên phương tiện truyền thông xã hội. sáng lập.

“Thương hiệu cho biết họ muốn làm nổi bật thái độ của họ thông qua ‘concept store’ này, đó là sự chân thành, minh bạch và giao tiếp”, ông Du nói.

Do đó, cửa hàng có một quán cà phê có chủ đề thực vật, một khu vực trưng bày các thành phần sản phẩm và một phòng trưng bày những sản phẩm phổ biến trong thị trường Trung Quốc.

“Trong tương lai, thương hiệu cho biết sẽ có nhiều hoạt động đa dạng hơn để thu hút người tiêu dùng và cho phép họ trở thành một phần của việc phát triển sản phẩm mới,” ông Du nói.

Động cơ công nghệ

Sau nhiều tuần phong tỏa và các thói quen hàng ngày bị ảnh hưởng, chúng ta có thể dự kiến người tiêu dùng thay đổi lối sống và hành vi của mình.

“Ở Trung Quốc, lối sống 'người thích ở nhà' ngày càng phổ biến. Ngày càng nhiều người nấu ăn, tập thể dục tại nhà và mua sắm trực tuyến như một cách để giảm căng thẳng,” ông Du nói.

Như vậy, các thương hiệu phải tìm ra những cách sáng tạo để kết nối với những người tiêu dùng hướng nội này.

“Với trạng thái bình thường mới này, công nghệ sẽ có vai trò lớn hơn trong kết nối giữa thương hiệu và người tiêu dùng, có thể giúp thúc đẩy trải nghiệm của người tiêu dùng và sự gắn kết với các thương hiệu,” ông Du nói.

Năm nay, ngành làm đẹp đã có thêm nhiều thương hiệu tận dụng công nghệ để kết nối với người tiêu dùng.

Olay, chẳng hạn, đã đưa ra một loạt sản phẩm làm đẹp được cá nhân hóa nhờ các công cụ Trí tuệ nhân tạo (AI) giúp người tiêu dùng xây dựng thói quen làm đẹp.

Bộ sản phẩm gồm bốn loại sữa rửa mặt, năm loại kem dưỡng da mặt, ba loại toner, năm loại serum và bốn loại kem mắt, cho phép kết hợp theo 1,024 kiểu khác nhau.

Công nghệ AI có thể mang lại lợi ích cho mỹ phẩm màu, vốn đã lao dốc trong đại dịch.

Theo Mintel, hơn một triệu người tiêu dùng ở Trung Quốc đã sử dụng công cụ thực tế ảo (VR) để mua đồ trang điểm chỉ trong tuần đầu tiên của tháng Ba.

Maybelline thuộc sở hữu của L’Oréal đã ra mắt một công cụ hỗ trợ AI giúp người tiêu dùng tìm được sắc phấn nền cho mình như một phần của chiến dịch Super Stay Foundation.

Ngoài ra, Tmall còn giới thiệu phiên bản mới của Tmall Genie Queen Mirror, có thể tích hợp với các thiết bị làm đẹp khác như Phillips Lumea và cung cấp các hướng dẫn trang điểm của Mao Ge Ping, chuyên gia trang điểm hàng đầu ở Trung Quốc.

Phong Lữ lược dịch
Theo Cosmetics Design

Tin liên quan:
Tin mới hơn:
Tin cũ hơn:

 
Tin mới nhấtĐọc nhiều nhất

banner qc1