Doanh nghiệp Thứ sáu, 05/06/2020, 13:18 GMT+7
Các công ty Mỹ “quan ngại” về Hong Kong nhưng chưa có kế hoạch ra đi

Theo một khảo sát mới, các công ty Mỹ khá lo lắng về luật an ninh quốc gia gây tranh cãi dành cho Hong Kong và cảm thấy bi quan về tương lai trong trung hạn của thành phố. Nhưng không nhiều người xem xét dứt bỏ hoạt động tại trung tâm tài chính châu Á này.

jn5 hkg

Hơn 80% các công ty trả lời cuộc khảo sát do Phòng Thương mại Hoa Kỳ tại Hong Kong thực hiện cho biết họ "rất quan ngại" hoặc "quan ngại không nhiều" về luật này, dự kiến sẽ cấm xúi giục, ly khai và lật đổ Bắc Kinh. Tổ chức cho biết 180 thành viên của mình đã trả lời cuộc khảo sát được tiến hành vào thứ Hai và thứ Ba, khoảng 15% thành viên, đa phần là các công ty Mỹ.

Vẫn có sự không chắc chắn đáng kể về luật này, ngay cả các quan chức Hong Kong cũng thừa nhận họ không biết chính xác luật sẽ bao gồm những gì. Họ đã tuyên bố luật sẽ chỉ ảnh hưởng đến một số ít người, nhưng các nhà phê bình chỉ ra cách thức luật an ninh quốc gia bao quát tương tự được dùng để đàn áp một loạt các hoạt động chính trị ở Trung Quốc đại lục, nơi nhiều nhà hoạt động nổi tiếng đã bị bỏ tù với tội danh "lật đổ".

AmCham cho biết nhiều người được hỏi cho biết họ hiểu sự cần thiết của điều luật này, xuất hiện sau sáu tháng bạo lực chống chính phủ diễn ra thường xuyên vào năm ngoái. Nhưng một số bày tỏ lo ngại luật có thể dẫn đến "những quan ngại về khả năng quấy rối và các quyền riêng tư " hoặc những biện pháp hạn chế hơn có thể sẽ được đưa ra.

"Tôi cũng lo lắng về cấu trúc thuế và có thể xảy ra những thay đổi đối với hệ thống thuế Hong Kong", một người trả lời viết.

Hơn một nửa các công ty được khảo sát cũng cho biết họ lo ngại về sự mơ hồ của luật và sự xói mòn quyền tự trị của Hong Kong. Thuộc địa cũ của Anh đã trở thành khu vực bán tự trị của Trung Quốc hơn 20 năm trước, đa phần được quản lý các vấn đề riêng của mình kể từ đó.

Khả năng luật có thể dẫn đến việc đánh mất nhân tài trong thành phố hoặc gây nguy hiểm cho vị thế là trung tâm kinh doanh quốc tế của Hong Kong cũng được xem là mối quan tâm hàng đầu. Các công ty Mỹ cũng lo ngại leo thang căng thẳng trong quan hệ Mỹ-Trung có thể cản trở các thỏa thuận xuyên biên giới.

Dù vậy, 70% người được hỏi cho biết họ không có kế hoạch chuyển doanh nghiệp ra khỏi Hong Kong. Hầu hết cũng cho biết cá nhân họ sẽ không xem xét rời đi.

"Chưa, nhưng chắc chắn có các kế hoạch 'bảo hiểm' và các quyền tài phán thay thế," một người trả lời viết.

Niềm tin của doanh nghiệp và nhà đầu tư vào Hong Kong bị lung lay vào cuối tháng trước sau khi có tin tức về điều luật này. Chỉ số chuẩn Hang Seng Index (HSI) giảm hơn 5% vào ngày 22/5, mức giảm phần trăm trong một ngày tồi tệ nhất kể từ tháng 7/2015.

Tuy nhiên, kể từ đó, tâm trạng đã ổn định - và chỉ số Hang Seng thậm chí còn tăng nhẹ khi các nhà đầu tư bỏ qua phản ứng khá hạn chế của Washington cho đến nay đối với luật mới của Bắc Kinh. Chỉ số này tăng gần 6% trong tuần này.

Tổng thống Mỹ Donald Trump tuần trước chỉ trích luật an ninh quốc gia và cho biết Hoa Kỳ dự định chấm dứt mối quan hệ kinh tế và thương mại đặc biệt với Hong Kong.

Nhưng các chuyên gia đã chỉ ra rằng Trump đã dừng lại mà không có hành động ngay lập tức. Và họ nghi ngờ việc chấm dứt tình trạng đặc biệt sẽ không có tác động lớn ngay lập tức vì lãnh thổ này không xuất khẩu nhiều hàng hóa sang Hoa Kỳ.

Hơn 70% số người được hỏi trong cuộc khảo sát của AmCham cho biết họ đang "chờ xem" phản ứng của Trump.

"Vẫn còn quá sớm để đưa ra quyết định chiến lược về việc hủy bỏ tình trạng thương mại đặc biệt", một người trả lời viết, người này nói thêm sẽ mất nhiều tháng để thực hiện điều này. Những người khác cho biết họ sẽ xem xét lập công ty ở các khu vực khác trong khu vực, bao gồm cả ở Singapore.

Khoảng 15% số người tham gia khảo sát cho biết họ vẫn lạc quan về triển vọng kinh doanh tại Hong Kong, một người gọi đây là "địa điểm không gì so sánh được ở Châu Á Thái Bình Dương". Nhưng gần một nửa số người được hỏi cho biết họ bi quan về triển vọng kinh doanh tại Hong Kong trong trung đến dài hạn.

Một người được hỏi viết rằng họ "e rằng ánh hào quang sẽ mất đi mãi mãi".

"Trở thành một thành phố lớn trong nền kinh tế lớn thứ hai không phải là điều nhỏ nhặt, nhưng lại kém hơn nhiều so với một thành phố hàng đầu toàn cầu", người được hỏi viết.

Phong Lữ lược dịch
Theo CNN

Tin liên quan:
Tin mới hơn:
Tin cũ hơn:

 
Tin mới nhấtĐọc nhiều nhất

banner qc1