Doanh nghiệp Thứ năm, 14/05/2020, 10:25 GMT+7
Mối đe dọa mới cho nền kinh tế: Người Mỹ đang tiết kiệm như những năm 1980

Người Mỹ đang cắt giảm chi tiêu, tích trữ tiền mặt và giảm nợ thẻ tín dụng vì lo sợ công việc của họ có thể biến mất trong đại dịch virus corona.

m14 savings

Nợ thẻ tín dụng của Mỹ đột nhiên đảo chiều trong tháng Ba và giảm với tỷ lệ phần trăm lớn nhất trong hơn 30 năm. Đồng thời, tỷ lệ tiết kiệm tăng lên đến mức chưa từng thấy kể từ khi ông Ronald Reagan còn ở Nhà Trắng.

Những thay đổi mạnh mẽ trong hành vi của người tiêu dùng phản ánh sự hỗn loạn chưa từng có trong nền kinh tế Mỹ do đại dịch gây ra. Dù thận trọng là một phản ứng hợp lý trước sự không chắc chắn đó, nhưng co rút lại cũng chứa đựng rủi ro cho sự phục hồi trong nền kinh tế phụ thuộc vào chi tiêu của người tiêu dùng. Sự phục hồi hình chữ V không thể xảy ra nếu người tiêu dùng đứng bên lề.

Hơn 33 triệu người Mỹ đã nộp đơn xin trợ cấp thất nghiệp ban đầu từ giữa tháng Ba và các nhà kinh tế cảnh báo thị trường việc làm sẽ mất nhiều năm để trở lại mức trước khủng hoảng.

"Người tiêu dùng rất thận trọng", Russell Price, trưởng kinh tế tại Ameriprise Financial nói. "Chúng ta đang ở ngay giữa cơn bão."

“Hoang mang và sợ hãi’’

Tỷ lệ thất nghiệp tăng đến 14.7% trong tháng Tư - cuộc khủng hoảng thất nghiệp nghiêm trọng nhất kể từ cuộc Đại suy thoái - và người Mỹ đang chuẩn bị cho những thời kỳ khó khăn hơn phía trước.

Theo một khảo sát của Quỹ Dự trữ Liên bang New York công bố vào thứ Hai, xác suất mất việc làm của một người trong 12 tháng tới tăng lên gần 21% trong tháng Tư. Đây là tháng thứ hai liên tiếp chỉ số này đạt mức cao kỷ lục trong khảo sát được NY Fed triển khai năm 2013.

Công nhân cũng lo lắng về việc làm thế nào tìm được công việc khác nếu họ mất việc. Xác suất tìm được việc làm trong ba tháng tới giảm 6.1 điểm phần trăm còn 47% trong tháng Tư, mức giảm hàng tháng lớn nhất từng được ghi nhận.

Cuộc khảo sát mô tả "sự suy giảm đáng kể" trong những kỳ vọng của hộ gia đình, trong đó có mức thấp kỷ lục đối với thu nhập và tăng trưởng chi tiêu dự kiến.

"Chúng ta biết rằng Covid đã không biến mất," Danielle DiMartino Booth, CEO kiêm trưởng chiến lược gia tại Quill Intelligence nói. "Đây sẽ là yếu tố gây hoang mang và sợ hãi, kìm hãm khả năng hoặc mong muốn chi tiêu của người tiêu dùng."

Nợ thẻ tín dụng lao dốc

Người Mỹ lo lắng đang giảm mạnh khoản nợ thẻ tín dụng, hình thức vay đắt tiền nhất.

Vào tháng Ba, dư nợ tín dụng xoay vòng lao dốc với tỷ lệ hàng năm 31%, theo báo cáo của Quỹ Dự trữ Liên bang vào tuần trước. Đây là mức giảm lớn nhất trong một tháng kể từ tháng 1/1989.

Một phần của sự suy giảm này, theo các nhà kinh tế, là các ngân hàng đã rút lại các hạn mức tín dụng khi nhiều người bị thất nghiệp.

Nhưng người tiêu dùng cũng trở nên tiết kiệm hơn và kiểm soát việc vay mượn trong trường hợp thu nhập không còn.

Khảo sát của NY Fed cho thấy xác suất không thanh toán nợ tối thiểu trong ba tháng tới đã tăng lên 16.2% trong tháng Tư, cao hơn mức trung bình 11.9% trong 12 tháng.

"Mọi người đã nghiêm túc kiểm soát chi tiêu của mình. Ta phải tự hỏi khi nào họ sẽ cảm thấy thoải mái tiêu xài", ông Gian nói.

Tỷ lệ tiết kiệm tăng vọt đến các mức thời Reagan

Vay và chi tiêu thẻ tín dụng có thể đã giảm hơn nữa trong tháng Tư.

Ví dụ, Visa cho biết khối lượng thanh toán thẻ tín dụng đã giảm 31% cho đến ngày 28/4. Theo Visa, danh mục duy nhất trong khối lượng thanh toán tại Hoa Kỳ đang tăng là thực phẩm và thuốc men, cùng với Walmart, Costco và Target. Chi tiêu cho mọi thứ khác đều giảm trong tháng tư.

Visa cảnh báo khối lượng thanh toán trong những lĩnh vực "bị ảnh hưởng nặng nhất," du lịch, nhiên liệu, nhà hàng và giải trí, đã giảm hơn 50% trong tháng Tư. Chi tiêu du lịch lao dốc khoảng 80% trong tháng trước.

"Người tiêu dùng, cấu thành trái tim sống động của nền kinh tế, thực sự đang chuẩn bị cho tình trạng suy thoái kéo dài hơn nhiều so với những gì các nhà hoạch định chính sách nói với họ,” theo Joe Brusuelas, trưởng kinh tế tại hãng tư vấn RSM.

Hiện tại, người Mỹ đang dự trữ tiền mặt để giúp họ vượt qua cơn bão này.

Tỷ lệ tiết kiệm ở Hoa Kỳ đã tăng từ 8% trong tháng Hai lên 13.1% trong tháng Ba, tỷ lệ tiết kiệm cao nhất kể từ tháng 11/1981. Và với những tin tức kinh tế thảm khốc, tỷ lệ tiết kiệm có thể sẽ còn cao hơn nữa khi số liệu thống kê tháng Tư được công bố.

"Khi chịu một cú shock suy thoái, các hộ gia đình sẽ tăng tiền tiết kiệm", theo Brusuelas, người gọi tỷ lệ tiết kiệm tăng đột biến vào tháng Ba là "điên rồ".

Phố Chính đang bị tổn thương

Những thay đổi trong hành vi của người tiêu dùng là một lời nhắc nhở khác về nỗi đau trên Phố Chính thường bị lãng quên do sự hưng phấn ở Phố Wall. Thị trường chứng khoán Mỹ đã quay trở lại từ cuối tháng Ba khi các nhà đầu tư ăn mừng phản ứng từ chính phủ liên bang và những dấu hiệu hy vọng trên mặt trận sức khỏe.

Dù các nhà đầu tư lạc quan về tương lai của những công ty lớn tạo nên S&P 500, rõ ràng những doanh nghiệp vừa và nhỏ đang bị tổn thương trầm trọng.

Khoảng 83% các doanh nghiệp thị trường trung bình ghi nhận suy giảm chung trong triển vọng kinh tế trong tháng Tư, theo một khảo sát được RSM công bố vào thứ Hai. Và hơn một nửa dự kiến các điều kiện kinh tế sẽ suy giảm trong sáu tháng tới. Khoảng 46% giám đốc điều hành cho biết tuyển dụng giảm trong tháng Tư và gần một phần ba ghi nhận sụt giảm trong bồi thường được đưa ra.

Chỉ số kinh doanh trên thị trường trung bình của RSM lao dốc xuống mức thấp kỷ lục trong tháng Tư trước những kết quả ảm đạm này.

RSM cho biết cuộc khảo sát nhấn mạnh mạnh những nỗ lực kích thích kinh tế của chính phủ liên bang "sẽ không đủ để làm sống lại trái tim và linh hồn của nền kinh tế thực trong thời gian tới."

Mở cửa lại nền kinh tế

Dù những thay đổi trong hành vi người tiêu dùng là hợp lý, chúng chỉ ra những thách thức dài hạn hơn đối với một nền kinh tế bị chi phối bởi chi tiêu người tiêu dùng, vốn chiếm hơn hai phần ba GDP của Hoa Kỳ.

Các nhà kinh tế cảnh báo ngay cả sau khi các lệnh yêu cầu ở nhà được dỡ bỏ, nhiều người Mỹ sẽ không chi tiêu mạnh mẽ như trước cho đến khi có vaccine. Vấn đề chỉ không đơn giản là mở lại nền kinh tế.

Nhiều người tiêu dùng, đặc biệt là người cao tuổi và những người có điều kiện bệnh lý từ trước, có lẽ sẽ né tránh đám đông trong tương lai gần. Và điều đó có nghĩa không thể đưa nền kinh tế trở lại như bật công tắc đèn.

"Ngay cả khi là triệu phú, bạn sẽ miễn cưỡng hơn nhiều khi đến nhà hàng, chơi bóng chày và du lịch bằng máy bay", ông Price của Ameripawn nói.

Phong Lữ lược dịch
Theo CNN

Tin liên quan:
Tin mới hơn:
Tin cũ hơn:

 
Tin mới nhấtĐọc nhiều nhất

banner qc1