Doanh nghiệp Thứ sáu, 17/04/2020, 09:45 GMT+7
Xuất khẩu thực phẩm toàn cầu tê liệt vì các vấn đề tại cảng

Những trở ngại tại cảng đã làm tê liệt các chuyến hàng vận chuyển thực phẩm trên khắp thế giới trong nhiều tuần không chuyển biến tốt hơn. Trên thực tế, ở một số nơi, chúng còn trở nên tồi tệ hơn.

a17 food

Tại Philippines, các quan chức một cảng điểm nhập khẩu gạo quan trọng cho biết tuần trước khu cảng này có nguy cơ đóng cửa khi hàng ngàn container vận chuyển ùn ứ vì các biện pháp phong tỏa khiến khó giải tỏa những container này hơn. Trong khi đó, giới nghiêm ở Guatemala và Honduras, những nơi nổi tiếng với đặc sản cà phê, hạn chế giờ hoạt động tại các cảng và làm chậm các chuyến hàng. Và tại nhiều vùng của Châu Phi, nơi phụ thuộc nhiều vào nhập khẩu thực phẩm, không đủ công nhân để dỡ hàng.

Các điểm tắc nghẽn tại cảng chỉ là ví dụ mới nhất về việc virus ảnh hưởng sâu sắc như thế nào đến sản xuất và phân phối thực phẩm trên toàn cầu. Vận chuyển bằng xe tải tắc nghẽn, công nhân nhà máy bị bệnh, các lệnh cấm xuất khẩu và tình trạng mua hàng hoảng loạn là những lý do sao người mua hàng nhìn thấy kệ hàng tạp hóa trống rỗng, thậm chí khi nguồn cung dồi dào.

Thực phẩm di chuyển từ trang trại đến bàn ăn qua một mạng lưới tương tác phức tạp. Vì vậy, những vấn đề chỉ một vài cảng cũng có thể lan rộng, gây chậm trễ. Ví dụ, lúa mì trồng ở châu Âu có thể được chuyển đến Ấn Độ, chế biến thành bánh mì naan để cuối cùng xuất khẩu vào thị trường Mỹ. Những gián đoạn trên đoạn đường này đang gây ra những chậm trễ nghiêm trọng.

còn có mối đe dọa mọi thứ có thể trở nên tồi tệ hơn nếu các vấn đề ở cảng lan rộng. Chẳng hạn, chỉ một số ít quốc gia xuất khẩu phần lớn gạo và lúa mì của thế giới, nguồn lương thực chủ yếu cung cấp calo. Đậu nành từ Nam Mỹ giúp nuôi sống súc vật chăn nuôi trên thế giới, đa phần ca cao của thế giới xuất phát từ một khu vực nhỏ của Tây Phi.

Ngay cả những quốc gia như Hoa Kỳ, nước xuất khẩu thực phẩm chủ chốt, cũng phụ thuộc vào nhập khẩu những thứ như rượu vang, gia vị, phô mai và các sản phẩm trái vụ - cách ta có thể làm bánh mì nướng bơ quanh năm.

Hãng thực phẩm đông lạnh Saffron Road của Mỹ phụ thuộc vào các lô hàng bánh mỳ naan và các sản phẩm khác từ Ấn Độ. Ba tuần phong tỏa toàn quốc của đất nước 1.3 tỷ dân đã khiến vận chuyển hàng hóa trong nước đình trệ và chính phủ gây bối rối khi nói với tất cả các cảng lớn rằng virus là lý do hợp để dừng một số hoạt động.

Saffron Road có thể bị buộc phải tìm những nhà cung cấp khác nếu tình trạng gián đoạn kéo dài lâu hơn nữa, theo CEO Adnan Durrani. Tuy nhiên, ông Durrani cho biết hãng đã dự trữ nhiều các sản phẩm Ấn Độ, và ông sẽ không tìm nhà cung cấp thay thế.

“Đây là điều chưa từng xảy ra,” ông Durrani nói.

Tuy nhiên, ở một số nơi trên thế giới, tình trạng gián đoạn cảng trước đó đã được cải thiện.

Trung Quốc đã qua được phần tồi tệ nhất. Khi dịch bệnh bùng phát ở đỉnh điểm, hàng ngàn container thịt lợn, thịt gà và thịt bò đông lạnh chất đống những cảng lớn sau khi các gián đoạn vận chuyển và tình trạng thiếu lao động khiến hoạt động chậm lại. Tắc nghẽn cũng khiến container ùn ứ ở những nơi khác trên thế giới, sau đó còn tồi tệ hơn khi các tàu không đi từ những quốc gia châu Á sản xuất hàng hóa nữa. Những vấn đề đó đã được giải tỏa khi đất nước hoạt động trở lại.

Tại Brazil, nước xuất khẩu đậu nành, thịt bò, cà phê và đường hàng đầu thế giới, các chuyến hàng hiện đang đi với tốc độ bình thường với những nỗ lực chung giữa chính phủ và các công ty để vận chuyển tiếp tục thông suốt.

A.P. Moller-Maersk A/S, hãng xử lý các container lạnh lớn nhất thế giới, đang mang 1,800 container rỗng đến quốc gia Nam Mỹ này để đối phó với tình trạng thiếu các lô hàng thịt Brazil. Container đang khan hiếm ở Brazil sau khi được sử dụng làm kho dự trữ lạnh do tắc nghẽn tại các cảng chính của Trung Quốc trong thời gian phong tỏa của nước này, Maersk cho biết.

Brazil cũng đã xuất khẩu được lượng đậu nành kỷ lục trong tháng Ba sau khi chính phủ can thiệp để ngăn một cuộc đình công của các công nhân cảng, những người lo lắng về sự an toàn của họ.

Số lượng xuất khẩu của Brazil lớn đến nỗi mọi vấn đề nhỏ nhặt đều phải được nhanh chóng giải quyết. Nếu không, điều này có thể dẫn đến những tắc nghẽn hậu cần trên toàn thế giới,” theo ông Gabriel Mendes, người đứng đầu tổ chức xuất khẩu ngũ cốc của Brazil, Anec.

Nhưng khi dịch bện lây lan, các vấn đề về container xuất hiện ở các khu vực khác. Những khối hộp chắc chắn, thường được làm bằng thép và có chiều dài từ 20 feet (khoảng 6m) đến 50 feet, liên tục qua lại trên khắp hành tinh với hàng hóa chất đầy. Dòng chảy đó bị gián đoạn nặng nề do virus làm chậm sản xuất và làm tê liệt nhu cầu đối với một số sản phẩm. Cảng Los Angeles, chẳng hạn, nhận thấy khối lượng hàng giảm 31% trong tháng Ba so với một năm trước khi các nhà bán lẻ thu hẹp đơn hàng.

Các nhà xuất khẩu thực phẩm đang bị buộc phải chờ lâu hơn để các lô hàng đến có thể được bốc dỡđưa hàng hóa của họ lên tàu. Điều này đang xảy ra ở Châu Âu, nơi các hoạt động ít nhiều vẫn bình thường, căng thẳng do thiếu container đang gây ra chậm trễ, theo Philippe Binard, đại biểu của Freshfel Europe, một hiệp hội sản xuất.

Đây cũng là vấn đề ở Canada sau khi một số tuyến vận chuyển bị các hãng tàu hủy vì nhu cầu đối với hàng hóa sản xuất thấp hơn.

“Sản lượng hàng đi thật sự đang bắt đầu giảm,” theo Mark Hemmes, chủ tịch của Quorum Corp có trụ sở tại Edmonton, Alberta, một công ty được chính phủ liên bang thuê để giám sát hệ thống vận chuyển ngũ cốc của Canada.

Bên kia quả địa cầu, tại Nigeria, vấn đề lại là quá nhiều container, đang chất đống và làm tắc nghẽn các cảng. Những công nhân thường ngày sẽ giải tỏa ùn tắc đang gặp khó khăn khi đến cảng do quốc gia này phong tỏa, dừng hệ thống giao thông công cộng. Ngân hàng gần các cảng cũng đóng cửa, khiến việc xử lý biên lai và chứng từ thanh toán khó khăn hơn.

Tình trạng thiếu hụt thực phẩm và đẩy giá lên cao trầm trọng thêm khi thức ăn bị kẹt trong các container trôi nổi ở bến cảng.

Các cảng đều chặt kín,” theo Tony Nwabunike, chủ tịch Hiệp hội các Đại lý Hải quan được Cấp phép Nigeria, liên minh đại diện cho các công nhân giải tỏa cảng. Lý do chính là hiện không được đi lại. Ngay cả một số người trong số chúng tôi đã được lệnh đến cảng với tư cách là nhà cung cấp dịch vụ thiết yếu, chúng tôi không đến được cảng vì giao thông vẫn còn quá thưa thớt, và không phải tất cả công nhân đều có giấy tờ cần thiết cho thấy họ là nhân viên thiết yếu, ông nói.

Cảnh sát ở trên đường, nên mọi người rất sợ hãi. Quấy rối ở khắp mọi nơi.

Ngay cả khi một số vấn đề như thế bắt đầu giảm bớt, lại có lo lắng về khả năng nhân viên cảng bị bệnh. Nhân viên ở gần sẽ phải cách ly nếu họ bị phơi nhiễm, và có mối đe dọa lây nhiễm. Các trung tâm như Singapore và Thượng Hải đã tạm dừng luân chuyển nhân viên để ngăn chặn virus lây lan.

Australia, hai công nhân tại Cảng Botany, một trong những cảng container lớn nhất của nước này, xét nghiệm dương tính với Covid-19, được xác nhận trong tuần này. Thêm 17 công nhân đã tự cách ly trong 14 ngày.

Mối đe dọa người lao động bị bệnh là lo ngại hàng đầu đối với Paul Aucoin, giám đốc điều hành Cảng Nam Louisiana. Virus đã buộc một số nhân viên an ninh phải tự cách ly và các thuyền viên không còn được phép lên bờ trong nỗ lực nhằm ngăn chặn sự lây lan, ông nói.

Tôi sợ sẽ mất một số công nhân, và khi mất công nhân, việc giữ nhịp độ hoạt động trở nên khó khăn hơn,” ông Aucoin nói. Chúng tôi sẽ thấy một sự suy thoái.

Phong Lữ lược dịch
Theo Supply Chain Brain

Tin liên quan:
Tin mới hơn:
Tin cũ hơn:

 
Tin mới nhấtĐọc nhiều nhất

banner qc1