Doanh nghiệp Thứ tư, 01/04/2020, 13:43 GMT+7
Hoạt động nhà máy Trung Quốc tháng Ba bất ngờ tăng, nhưng triển vọng vẫn ảm đạm

Hoạt động của nhà máy tại Trung Quốc bất ngờ tăng trong tháng Ba sau khi giảm mạnh xuống mức thấp kỷ lục, nhưng tình trạng virus corona lây lan nhanh chóng trên toàn cầu dự kiến sẽ khiến các doanh nghiệp và nền kinh tế nói chung chịu áp lực nặng nề khi nhu cầu nước ngoài sụt giảm.

a1 china

Chỉ số Nhà quản lý mua hàng chính thức của Trung Quốc (PMI) đã tăng lên 52 trong tháng từ mức thấp kỷ lục 35.7 trong tháng Hai, theo Cục Thống kê Quốc gia (NBS) cho biết vào thứ Ba, 30/3, trên mốc 50 điểm cho thấy tăng trưởng hàng tháng.

Các nhà phân tích được Reuters thăm dò dự kiến PMI tháng Ba sẽ đạt 45.0.

NBS cho rằng PMI, một chỉ số theo tháng, phục hồi bất ngờ là do mức thấp kỷ lục trong tháng Hai và cảnh báo các chỉ số không báo hiệu sự ổn định trong hoạt động kinh tế.

Các thị trường phản ứng tích cực với khảo sát PMI. Chứng khoán châu Á tăng khi các nhà đầu tư dường như cảm thấy nhẹ nhõm trước những tin tốt hiếm hoi khi đại dịch có ít dấu hiệu suy giảm.

Tuy nhiên, đồng nhân dân tệ của Trung Quốc không dao động, phản ánh quan điểm của các nhà phân tích rằng sự phục hồi bền vững trong hoạt động sản xuất đã giảm đi dù tình trạng lây nhiễm virus corona của Trung Quốc đã chậm lại từ tháng Hai.

Nhiều người cảnh báo các nhà sản xuất và hoạt động kinh tế nói chung sẽ vẫn chịu áp lực mạnh mẽ trong những tháng tới do virus lây lan nhanh chóng trên toàn thế giới, tình trạng phong tỏa chưa từng thấy ở một số quốc gia và một đợt suy thoái kinh tế toàn cầu gần như chắc chắn.

Bắc Kinh, với cái giá phải trả rất lớn đối với nền kinh tế, đã áp đặt các quy tắc kiểm dịch hà khắc và hạn chế đi lại để kềm chế đại dịch đã giết chết hơn 3,000 người ở nước này. Nhưng khi các ca truyền nhiễm tại địa phương giảm dần, hầu hết các doanh nghiệp đã mở cửa lại và cuộc sống của hàng triệu người bắt đầu dần trở lại bình thường.

Tuy nhiên, tốc độ phục hồi kinh doanh bị hạn chế bởi những nỗ lực của Trung Quốc nhằm chống lại làn sóng lây nhiễm thứ hai từ nước ngoài.

Chỉ số phụ của khảo sát sản lượng sản xuất tăng lên 54.1 trong tháng Ba so với 27.8 vào tháng Hai, trong khi chỉ số đơn đặt hàng mới tăng từ 29.3 một tháng trước đó lên 52.

Chỉ số đơn đặt hàng xuất khẩu mới của các nhà sản xuất Trung Quốc tăng đến 46.4 so với 28.7 trong tháng Hai, nhưng vẫn trong vùng suy giảm.

Triển vọng ảm đạm

Đại dịch, bắt đầu từ cuối năm ngoái tại Trung Quốc, đã tàn phá các chuỗi cung ứng toàn cầu và các nhà phân tích cảnh báo các nhà máy của nước này sẽ tiếp tục gặp khó khăn do nhu cầu nước ngoài giảm tình hình phong tỏa chặt chẽ ở châu Âu, Hoa Kỳ và một số nền kinh tế quan trọng khác nơi cuộc sống hàng ngày đã đóng băng.

Hiện tại, các nhà xuất khẩu Trung Quốc phải chứng kiến các đơn đặt hàng ở nước ngoài bị hủy do các ca nhiễm corona virus và tử vong gia tăng trên toàn thế giới, buộc nhiều đối tác thương mại trên toàn quốc phải giảm tốc hoặc đình chỉ sản xuất.

Một cố vấn ngân hàng trung ương cho biết, Trung Quốc không nên đặt mục tiêu tăng trưởng kinh tế trong năm nay do mức độ bất ổn cao đại dịch và tránh phải dùng đến biện pháp kích thích ồ ạt để đáp ứng mục tiêu.

Ngoại thương Trung Quốc có thể giảm hơn nữa trong giai đoạn từ tháng Một đến tháng Hai, với xuất khẩu giảm 17.2%, theo Thứ trưởng Bộ Công nghiệp Trung Quốc, ông Xin Guobin phát biểu tại một cuộc họp báo hôm thứ Hai.

Chúng tôi ước tính Trung Quốc có thể mất gần 18 triệu việc làm trong lĩnh vực xuất khẩu do lượng hàng xuất khẩu dự kiến giảm 30% tính theo năm trong một đến hai quý tới,” theo một lưu ý của các nhà kinh tế từ Nomura trước khi có dữ liệu.

Nomura cũng dự báo dịch bệnh bùng phát sẽ khiến tổng sản phẩm quốc nội của Trung Quốc giảm sâu 9% hàng năm trong trong quý một.

Hoạt động của ngành dịch vụ Trung Quốc cũng tăng trưởng, với PMI phi sản xuất chính thức ở mức 52.3, so với 29.6 trong tháng Hai, theo một khảo sát riêng của NBS.

Khu vực dịch vụ hiện chiếm tỷ trọng lớn hơn trong nền kinh tế Trung Quốc, so với thời điểm xảy ra dịch SARS 2002/03, chiếm khoảng 60% quốc gia của Tổng sản phẩm quốc nội (GDP).

Chính phủ Trung Quốc đã nới lỏng các hạn chế trong những tuần gần đây, khuyến khích người tiêu dùng trở lại các trung tâm thương mại và nhà hàng, và đồng thời phát các phiếu mua hàng trị giá hàng triệu nhân dân tệ để phục hồi tiêu dùng.

Tuy nhiên, người tiêu dùng vẫn chưa hứng khởi và các nhà phân tích cảnh báo dịch bệnh có thể có tác động kéo dài, khi nhiều người vẫn lo lắng về khả năng có những ca lây nhiễm mới hoặc băn khoăn về công việc và khả năng cắt giảm tiền lương khi nền kinh tế gặp khó khăn.

Khánh Lâm lược dịch
Theo Reuters

Tin mới hơn:
Tin cũ hơn:

 
Tin mới nhấtĐọc nhiều nhất

banner qc1