Thay đổi ưu tiên mỹ phẩm: COVID-19 thúc đẩy nhu cầu đối với sản phẩm làm đẹp “khỏe mạnh” ở Trung Quốc |
Người tiêu dùng Trung Quốc sẽ thay đổi thái độ đối với các sản phẩm làm đẹp quảng bá tăng cường sức khỏe trên nhãn sau đợt bùng phát dịch virus corona mới (COVID-19). Đây là theo một báo cáo mới từ Euromonitor, theo dõi COVID-19 tác động như thế nào đến các ngành FMCG và dịch vụ, bao gồm làm đẹp và chăm sóc cá nhân ở Trung Quốc. Năm 2019, thị trường làm đẹp và chăm sóc cá nhân của Trung Quốc đạt khoảng 440 tỷ CNY giá trị bán lẻ với CAGR khoảng 9% trong năm năm. Tuy nhiên, kinh tế Trung Quốc là một trong những nơi bị ảnh hưởng nặng nề nhất trên toàn cầu do COVID-19. Đợt bùng phát dịch bệnh dự kiến sẽ có tác động tiêu cực trong thời gian ngắn đến một số lĩnh vực nhất định, trong đó có mỹ phẩm màu và nước hoa. Phân khúc mỹ phẩm màu đang suy giảm, chủ yếu do nhiều người làm việc tại nhà và tránh đi ra ngoài. Dù doanh số chăm sóc da và đồ dùng vệ sinh có nhiễu loạn, Euromonitor tin rằng doanh số sẽ nhanh chóng phục hồi khi tình hình được cải thiện. “Dù chịu ảnh hưởng tiêu cực trong thời kỳ dịch bệnh, các sản phẩm chăm sóc da và đồ dùng vệ sinh cơ bản có thể chỉ xáo động ở mức độ nhỏ trong cả năm, vì những sản phẩm này có nhu cầu ổn định hơn, do đó doanh số có thể nhanh chóng tăng trở lại sau thời gian cách ly,” theo Connie Zhou, trưởng phòng nghiên cứu, Thượng Hải. Mặt khác, những sản phẩm như xà phòng khử trùng và nước rửa tay khử trùng có doanh số tăng, do người tiêu dùng gia tăng nhận thức về vệ sinh và việc tự bảo vệ cá nhân. Sự gia tăng rất ấn tượng, những thương hiệu chăm sóc da trong nước như Inoherb và Chando đang tận dụng cơ hội bằng cách đưa ra các sản phẩm vệ sinh, ông Zhou nói. Về lâu dài, báo cáo cho rằng hành vi và thái độ của người tiêu dùng đối với việc làm đẹp sẽ hướng sang tập trung nhiều hơn vào sức khỏe và vệ sinh. Ông Zhou đặt tên cho xu hướng này là “vẻ đẹp lành mạnh” và giải thích điều này có thể thể hiện theo nhiều cách trong lĩnh vực làm đẹp và chăm sóc cá nhân. Chẳng hạn, các công ty mỹ phẩm có thể thu hút sự chú ý của người tiêu dùng bằng cách tập trung vào các thành phần sức khỏe, giới thiệu những sản phẩm thúc đẩy lối sống lành mạnh và cách tiếp cận toàn diện để làm đẹp. Củng cố các kênh trực tuyến Ngoài ra, cú hích đối với thương mại điện tử có thể vẫn là một thay đổi lâu dài sau dịch bệnh, ông Zhou nói. Với những hạn chế đi lại, nhiều người tiêu dùng trở nên phụ thuộc vào thương mại điện tử để mua hàng. Theo dữ liệu từ Euromonitor, một số thương hiệu mỹ phẩm màu đã xoay xở đối phó với các tác động nhờ tăng cường hoạt động trực tuyến. Thương mại điện tử đã là một trong những kênh bán hàng lớn nhất của các sản phẩm làm đẹp và chăm sóc cá nhân tại Trung Quốc, trong đó chăm sóc da chiếm 30% giá trị bán lẻ và mỹ phẩm màu chiếm 38% trong năm 2019. Những thương hiệu xây dựng được sự hiện diện trực tuyến mạnh mẽ, như Perfect Diary, đã chứng kiến đầu tư trở lại trong giai đoạn này. “Các thương hiệu trong nước với sự hiện diện của xu hướng internet được hưởng lợi từ tình trạng dịch bệnh lây lan do người tiêu dùng phụ thuộc vào mua hàng trực tuyến nhiều hơn,” ông Zhou nói. Euromonitor cho biết thương hiệu này chứng kiến doanh số tăng trưởng mạnh trong thời kỳ dịch bệnh, được hỗ trợ nhờ quảng bá mạnh mẽ, giao hàng không gián đoạn và cả những sự kiện phát trực tiếp. Euromonitor tin rằng tình hình COVID-19 sẽ có tác động lâu dài đến thương mại điện tử. Báo cáo cho rằng đại dịch có thể sẽ thúc đẩy đổi mới kỹ thuật số, đặc biệt là trong lĩnh vực cao cấp trong khi tạo ra những con đường đa dạng hơn để mua các sản phẩm như chăm sóc cá nhân. Ông Zhou kết luận khi COVID-19 lan rộng trên toàn cầu, tác động đối với các hành vi và xu hướng nói trên có thể sẽ thấy rõ ở các quốc gia khác bị virus tấn công. Khánh Lâm lược dịch
Theo Cosmetics Design
Tin mới hơn:
Tin cũ hơn:
|