Hạ bậc dự báo tăng trưởng ở Đông Nam Á tiếp sức cho những kêu gọi kích thích nhiều hơn |
Virus corona bùng phát gia tăng trong tuần qua đang gây áp lực giảm lên các dự báo cho các nền kinh tế Đông Nam Á, khiến các nhà hoạch định chính sách hàng đầu đưa ra những biện pháp hỗ trợ. Các nhà kinh tế đã giảm dự báo tăng trưởng năm nay cho Trung Quốc còn khoảng 5.5%, so với 6.1% của năm ngoái. Với hầu hết các nước Đông Nam Á phụ thuộc rất nhiều vào chuỗi cung ứng và du lịch có liên quan đến Trung Quốc, điều này cũng đồng nghĩa với suy giảm tăng trưởng trong khu vực: Thailand, chẳng hạn, được dự báo sẽ phát triển chậm lại ở mức trên 2% trong năm nay, so với 2.4% năm 2019. Chững lại vì virus Dự báo tăng trưởng trên khắp Đông Nam Á đều giảm vì những lo lắng về virus corona, trong khi Philippines được coi là ít bị tổn thương hơn Nguồn: Cơ quan thống kê chính phủ, dự báo ngân hàng Hầu như tất cả sáu nền kinh tế hàng đầu Đông Nam Á đều giảm lãi suất trong năm nay và các nhà kinh tế đang đặt cược sẽ có thêm nhiều đợt giảm nữa. Về mặt tài chính, Singapore dẫn đầu với những hỗ trợ đáng kể làm khoản đệm cho nền kinh tế trước tác động của virus. “Trước đây, chúng tôi đã kỳ vọng xu hướng lãi suất ôn hòa trong năm 2019 sẽ giảm dần,” theo Edward Lee, một nhà kinh tế khu vực Nam và Đông Nam Á tại Standard Chartered Plc, Singapore. Trước sự bùng phát của virus, “chúng tôi nhận thấy một số nền kinh tế nới lỏng các chính sách tiền tệ và một số chính sách tài khóa cấm vận nhằm giảm thiểu tác động,” ông Lee nói, với khả năng có thêm cắt giảm lãi suất ở Malaysia, Philippines và Thailand. Dưới đây là cách thức triển vọng tăng trưởng và phản ứng chính sách đang hình thành trên khắp Đông Nam Á: Indonesia Ngân hàng trung ương Indonesia ngày 20/2 đã hạ phạm vi dự báo tăng trưởng kinh tế trong năm nay xuống còn 5% -5.4%, so với 5.1% -5.5% trước đó. PHẢN ỨNG CHÍNH SÁCH: Ngân hàng Indonesia đã giảm lãi suất cơ bản vào ngày 20/2 sau ba lần giữ nguyên lãi suất liên tiếp. Thống đốc Perry Warjiyo cam kết sẽ giữ chính sách “phù hợp.” Quyết định về lãi suất tiếp theo được thiết lập vào ngày 19/3. Trong một cuộc phỏng vấn hồi đầu tuần, Bộ trưởng Tài chính Sri Mulyani Indrawati cho biết chính phủ vẫn có không gian tài chính để hành động mà không vi phạm giới hạn thâm hụt ngân sách 3% GDP. Bà cho biết chính phủ sẽ tăng các khoản thanh toán cho các hộ gia đình có thu nhập thấp và đang xem xét giảm thuế cho các công ty nếu tình hình trở nên “nghiêm trọng.” Thailand
Khách du lịch giảm
Nhà chức trách du lịch Thailand nhận thấy có ít du khách hơn vì virus và những mối đe dọa khác
Đồng baht, đồng tiền mạnh nhất trong khu vực năm ngoái, cho đến nay đã giảm mạnh trong năm 2020. Các quan chức cho biết họ khá thoải mái khi đồng tiền yếu thêm. PHẢN ỨNG CHÍNH SÁCH: Ngân hàng Thailand đã giảm lãi suất xuống mức thấp kỷ lục vào ngày 5/2, và cho biết họ có nhiều không gian để giảm. Cuộc họp dự kiến tiếp theo sẽ vào ngày ngày 25/3. Luật ngân sách được chờ đợi từ lâu đã được quốc hội phê chuẩn và đang chờ sự đồng ý của hoàng gia, với khoản đầu tư dự kiến 400 tỷ baht (12.6 tỷ USD) có khả năng được đưa xuyên suốt vào nền kinh tế. Singapore Singapore đã được khen ngợi cho chiến lược chống virus của mình, với các trường hợp mới giảm dần sau vài tuần thị quốc này có số lượng ca bệnh được xác nhận cao nhất bên ngoài Trung Quốc. Tuần trước chính phủ Singapore đã hạ điểm trung bình trong dự báo tăng trưởng năm 2020 từ 1.5% xuống còn 0.5% sau khi tăng trưởng 0.7% năm ngoái, mức yếu nhất trong một thập kỷ.
Dollar Singapore giảm
Dollar Singapore giảm khi dịch bệnh do virus bùng phát
PHẢN ỨNG CHÍNH SÁCH: Cơ quan tiền tệ Singapore, nơi sử dụng tỷ giá hối đoái làm công cụ chính sách chính, ngày 5/2 cho biết, dollar Singapore có khoảng không để có thể yếu hơn, làm tăng các ước đoán ngân hàng trung ương sẽ nới lỏng chính sách. Quyết định tiếp theo của MAS dự kiến vào tháng Tư. Ngân sách năm 2020 đã công bố tuần trước dự kiến thâm hụt lớn nhất kể từ ít nhất là năm 1997, gồm 800 triệu dollar Singapore (573 triệu dollar) dành cho các biện pháp chống lại virus và 5,6 tỷ dollar Singapore hỗ trợ thêm cho các hộ gia đình và doanh nghiệp để thúc đẩy nền kinh tế ốm yếu. Malaysia
Mất đà
GDP Malaysia đạt mức yếu nhất từ năm 2009, trước khi virus bùng phát
PHẢN ỨNG CHÍNH SÁCH: Ngân hàng Negara Malaysia đã giảm lãi suất chuẩn ngày 22/1, ngay cả trước khi virus corona lây lan. Giám đốc ngân hàng cho biết có nhiều không gian hơn để hành động vì lạm phát vẫn thấp. Quyết định tiếp theo dự kiến vào ngày 3/3. Philippines Philippines đang chịu một cú đánh mạnh vào du lịch. Chính phủ nước này ước tính thiệt hại khoảng 445 triệu USD mỗi tháng cho lĩnh vực du lịch. Hạn chế đi lại cũng ảnh hưởng đến lịch trình làm việc của hàng ngàn người Philippines làm việc ở nước ngoài, với lượng kiều hối chiếm khoảng 9% GDP. Kinh tế Philippines được cho là ít bị tổn thương hơn so với các quốc gia khác trong khu vực. Các nhà chức trách dự đoán GDP sẽ bị ảnh hưởng 0.7 điểm phần trăm trong năm nay nếu dịch bệnh do virus kéo dài đến cuối năm. PHẢN ỨNG CHÍNH SÁCH: Ngân hàng trung ương là một trong những ngân hàng đầu tiên trong khu vực giảm lãi suất chuẩn để đối phó với rủi ro từ virus vào ngày 6/2. Các quan chức cho biết vẫn còn “không gian” để cắt giảm thêm. Việt Nam Sụt giảm vì virus Các kênh thương mại của Việt Nam bị đình trệ khi virus corona bùng phát
Việt Nam đang phải đối mặt với rủi ro từ virus corona rất cao thông qua chuỗi cung ứng chặt chẽ với Trung Quốc. Trường học đóng cửa, hàng ngàn công nhân đã bị cách ly và các chuyến bay giữa Trung Quốc và Việt Nam đều tạm dừng. Xuất khẩu giảm mạnh trong tháng Một khi dịch bệnh bùng phát và các quan chức chính phủ cho biết tăng trưởng kinh tế năm nay có thể chậm lại dưới 6% sau khi đạt 7% vào năm ngoái. Hiện tại, các quan chức đang duy trì mục tiêu tăng trưởng 6.8% trong năm 2020. PHẢN ỨNG CHÍNH SÁCH: Các ngân hàng trung ương của Việt Nam đã ra lệnh cho các ngân hàng cho vay thương mại cung cấp các khoản vay cho những doanh nghiệp bị ảnh hưởng vì virus. Cho đến nay đã có một vài gợi ý cho thấy các khoản hỗ trợ tài chính sắp tới. Khánh Lâm lược dịch
Theo Bloomberg
Tin mới hơn:
Tin cũ hơn:
|