Doanh nghiệp Thứ ba, 02/06/2020, 08:23 GMT+7
70% các nhà điều hành Nhật có kế hoạch thay đổi chuỗi cung ứng

Bảy trong số 10 công ty Nhật có nhà máy trong nước sẽ điều chỉnh lại chuỗi cung ứng của họ, theo một cuộc khảo sát của Nikkei, nhấn mạnh những nỗ lực của doanh nghiệp nhằm tìm ra một tình trạng bình thường mới trong bối cảnh rủi ro vẫn tiếp tục từ virus corona.

jn2 jap1 

Bảy trong số 10 công ty Nhật có nhà máy trong nước sẽ điều chỉnh lại chuỗi cung ứng của họ, theo một cuộc khảo sát của Nikkei, nhấn mạnh những nỗ lực của doanh nghiệp nhằm tìm ra một tình trạng bình thường mới trong bối cảnh rủi ro vẫn tiếp tục từ virus corona.

Nhiều hoạt động kinh doanh có thể sẽ thay đổi, vì đại dịch vẫn còn lâu mới kết thúc và các công ty vẫn phải đối mặt với những hạn chế.

Cuộc khảo sát các chủ tịch các lãnh đạo hàng đầu khác của những công ty lớn được tiến hành vào ngày 25-28/5, sau khi Nhật Bản dỡ bỏ những mảng cuối cùng trong tình trạng khẩn cấp toàn quốc vì virus corona. Các phản hồi được thu thập từ 132 doanh nghiệp.

Trong số những công ty vận hành nhà máy ở Nhật Bản, 72.1% cho rằng cần phải thay đổi chuỗi cung ứng. Khi được hỏi họ có ý định thay đổi gì, 65.3% cho biết họ muốn khả năng chuyển đổi nguồn lực linh hoạt hơn trong trường hợp khủng hoảng và 57.1% cho biết họ sẽ ngừng mua hàng từ một quốc gia duy nhất để đa dạng hóa nguồn lực. Câu trả lời nhiều đáp án cũng được phép.

Đối với các bước an toàn những công ty có nhà máy đang thực hiện, 75% đang tiến hành kiểm tra nhiệt độ của công nhân và 60.2% tạo khoảng cách nhiều hơn giữa các nhân viên.

Đại dịch cũng đang thay đổi cách mọi người làm việc, khi 90.9% công ty có kế hoạch tiếp tục chính sách làm việc từ xa cho các văn phòng.

Tổng cộng, 63.2% số người được hỏi cho biết một nửa hoặc nhiều công nhân của họ sẽ làm việc từ xa, trong đó 4.6% cho biết tất cả công nhân sẽ làm như thế. Và 89.4% dự định đưa ra giờ làm việc linh hoạt để giảm mật độ người tại nơi làm việc.

Đại dịch đã đẩy nhanh sự chuyển hướng sang kỹ thuật số, với 63.6% muốn tăng đầu tư vào kỹ thuật số. Chi tiêu cho thiết bị để làm việc từ xa đã được 87% đề cập đến, trong khi 63.6% có ý định tăng cường bảo mật. Và 61% dự định cho phép xử lý giấy tờ nội bộ trực tuyến, báo hiệu sự thay đổi trong thực tiễn kinh doanh của Nhật đối với việc đóng dấu phê duyệt trên các tài liệu giấy.

Cuộc khảo sát cho thấy đa số lo ngại suy thoái kinh tế sẽ kéo dài, khi 41.5% các công ty không hy vọng thị trường của họ sẽ trở lại mức trước đại dịch trong một năm. 29,3% dự đoán phục hồi trong hai năm.

"Tốc độ phục hồi khác nhau tùy vào lĩnh vực và khu vực, do đó, sẽ mất ba năm để cảm nhận được sự phục hồi tổng thể", theo Kohei Morikawa, chủ tịch và CEO của hãng sản xuất vật liệu Showa Denko.

Nhiều lãnh đạo doanh nghiệp lo lắng về việc mất khách hàng, vì lối sống và hoạt động kinh tế thay đổi trong khi người tiêu dùng phải ẩn náu trong nhà trong một thời gian dài. Các công ty sẽ cần tận dụng tối đa các cơ hội kinh doanh mới, có thể yêu cầu nhiều thay đổi.

"Chúng tôi đang giới thiệu một thương hiệu tư nhân giá rẻ cho người tiêu dùng tiết kiệm, ngoài việc cung cấp hàng hóa cao cấp cho những người đã chán tiết kiệm tiền", theo Takashi Sawada, chủ tịch chuỗi cửa hàng tiện lợi FamilyMart.

Phong Lữ lược dịch
Theo Nikkei Asian Review

Tin liên quan:
Tin mới hơn:
Tin cũ hơn:

 
Tin mới nhấtĐọc nhiều nhất

banner qc1