Sự kiện Thứ hai, 13/10/2014, 15:08 GMT+7
Lãnh đạo Thailand thăm Myanmar, nối lại dự án đặc khu kinh tế

Thủ tướng lâm thời của Thailand, ông Prayuth Chan-ocha, đã có một quyết định bất thường khi chọn đến thăm Myanmar cho chuyến công du nước ngoài đầu tiên  trong một nỗ lực nhằm đưa trở lại các kế hoạch thành lập một khu công nghiệp chung.

Ông Prayuth đến Naypyidaw vào trưa 9/10, bắt đầu chuyến công du hai ngày tại Myanmar. Ông đã gặp gỡ tổng thống Myanmar, ông Thein Sein và thảo luận việc xây dựng một con đường kết nối hai quốc gia cũng như hợp tác song phương về năng lượng.

Thủ tướng Thailand thường đến thăm các thành viên của ASEAN theo thứ tự alphabet sau khi nhận nhiệm sở. Ông Prayuth có thể đã phá vỡ truyền thống này bởi sự bùng nổ kinh tế của Myanmar dưới chế độ dân chủ cũng như mong muốn khởi động lại các dự án cho Đặc khu kinh tế Dawei.

Hai quốc gia láng giềng đã thiết lập một cơ quan đặc trách đồng sở hữu để hoạch định và đảm bảo ngân sách cho dự án vào cuối tháng 11. Nhưng do các biến động chính trị ở Thailand, không công ty nào tiến lên đấu thầu cho các hợp đồng xây dựng đường xá và cảng ở Dawei vào tháng 2.

thaimy

Công nhân chuyển vật liệu xây dựng tại một cầu tàu tạm ở Dawei, Myanmar

Trong tháng 8, Quân đội Thailand, sau khi nắm quyền trong một cuộc đảo chính vào tháng 5, đã thông báo họ sẽ đẩy nhanh việc thiết lập một khu kinh tế. Chính quyền hy vọng cuộc gặp thượng đỉnh sắp tới sẽ giúp khởi động dự án.

Toàn bộ dự án có thể có chi phí đến 54.9 tỷ USD, và hai bên đang đề nghị Nhật đầu tư. Thành công Đặc khu kinh tế Tirawa gần thành phố lớn nhất của Myanmar, Yangon, đã giúp gạt đi sự e dè trước đó của Nhật. Phó Ngoại trưởng Minoru Kiuchi đã thể hiện mối quan tâm của Nhật đối với dự án trong chuyến thăm Thailand ngày 2/10 và ba quốc gia dự kiến sẽ sớm có các cuộc đàm phán.

Mối quan tâm hiện chuyển sang các chi tiết xung quanh đầu tư của Tokyo và liệu các doanh nghiệp Nhật có tham gia vào bảy công ty đặc trách giám sát việc triển khai các đầu tư quan trọng như cảng và các tuyến đường sắt tại đây hay không. Nhiều công ty hiện cho rằng dự án với quy mô quá lớn cũng như khung thời gian hòa vốn dài là quá rủi ro nếu không có sự tham gia của chính phủ Nhật.

Một số người tại Thailand và Myanmar cũng phàn nàn rằng Nhật đã phớt lờ lời mời dự án này khá lâu. Khi Trung Quốc, Singapore và Ấn Độ cũng tỏ ra khá quan tâm đến dự án, vẫn chưa chắc chắn liệu Nhật có tham gia vào dự án hay không.

Trường Sơn lược dịch

Theo Nikkei Asian Review


Tin liên quan:
Tin mới hơn:
Tin cũ hơn:

 
Tin mới nhấtĐọc nhiều nhất

banner qc1