Thị trường Thứ năm, 11/06/2020, 13:13 GMT+7
Kinh tế Trung Quốc vẫn chật vật để phục hồi sau đại dịch

Trung Quốc đang cố gắng tự thoát khỏi tình trạng suy thoái kinh tế lao dốc. Nhưng khi phần còn lại của thế giới vẫn chiến đấu với đại dịch virus corona, con đường phục hồi đang chậm chạp và đau đớn.

jn11 china1

Xuất khẩu trong nền kinh tế lớn thứ hai thế giới tháng trước đã giảm 3.3% tính theo USD so với một năm trước, theo dữ liệu từ hải quan, đảo ngược mức tăng 3.5% trong tháng Tư.

Các nhà phân tích cho rằng suy thoái là do nhu cầu yếu ở nước ngoài: Trong khi Trung Quốc bắt đầu mở cửa trở lại nền kinh tế từ nhiều tháng trước, nhiều cường quốc toàn cầu khác mới chỉ bắt đầu dỡ bỏ một số biện pháp phong tỏa trong vài tuần qua.

Phục hồi trong nước cũng không hoàn toàn suôn sẻ đối với Trung Quốc. Nhập khẩu tháng trước giảm 16.7% tính theo USD so với một năm trước - mức giảm sâu nhất kể từ tháng 1/2016 - cho thấy nhu cầu trong nước vẫn trì trệ.

"Dữ liệu nhập khẩu chỉ ra quỹ đạo kinh tế trong nước yếu hơn khi mở cửa so với e ngại trước đó, ngay cả khi Trung Quốc bắt đầu tăng cường chi tiêu cơ sở hạ tầng", theo Mitul Kotecha, chiến lược gia bộ phận thị trường mới nổi tại TD Securities viết trong một nghiên cứu vào thứ Hai.

Trung Quốc - nơi đang phải vật lộn với một nền kinh tế vốn đã chậm lại ngay cả trước khi virus tấn công - đang cố gắng vượt qua suy thoái. Tháng trước, nước này hứa hẹn sẽ tung 3.6 nghìn tỷ nhân dân tệ (500 tỷ USD) vào nền kinh tế trong năm nay cho các khoản giảm thuế, các dự án cơ sở hạ tầng và những biện pháp kích thích khác như một phần của nỗ lực tạo ra 9 triệu việc làm và hạn chế hậu quả từ đại dịch.

Và nhu cầu ít nhất có một số dấu hiệu phục hồi trong, được khuyến khích bởi những khoản trợ cấp tiền mặt hào phóng hơn. Doanh số bán xe chở khách đã tăng lần đầu tiên trong tháng Năm sau 11 tháng, theo dữ liệu công bố vào thứ Hai của Hiệp hội xe khách Trung Quốc. Nước này đã bán được 1.6 triệu xe khách mới vào tháng trước, tăng 1.8% so với một năm trước.

Nhưng thương mại vẫn là một điểm nhạy cảm đối với Trung Quốc, nơi đang xử lý leo thang căng thẳng với Hoa Kỳ. Việc hai bên đổ lỗi cho nhau về đại dịch đã khích động mối quan hệ giữa các siêu cường kinh tế hàng đầu thế giới, có thể gây nguy hiểm cho thỏa thuận thương mại mong manh giữa hai bên.

Dữ liệu tháng Năm cho thấy thặng dư thương mại kỷ lục 62.9 tỷ USD, theo Koecha của TD Securities. Tổng thống Donald Trump thường chỉ trích Trung Quốc vì có thặng dư thương mại khổng lồ với Hoa Kỳ.

Tuy nhiên, các nhà kinh tế tại Capital Economics dự kiến xuất khẩu của Trung Quốc sẽ tiếp tục suy yếu trong ngắn hạn, trước khi ổn định vào cuối năm nay.

Trong một lưu ý nghiên cứu vào thứ Hai các chuyên gia kinh tế hy vọng suy giảm tăng trưởng toàn cầu "sẽ chạm đáy trong quý này", đặt một sàn cho xuất khẩu trong nửa cuối năm 2020.

Các nhà kinh tế Capital Economics cũng kỳ vọng các biện pháp kích thích của Trung Quốc sẽ "thúc đẩy nhập khẩu phục hồi mạnh mẽ".

Phong Lữ lược dịch
 Theo CNN

Tin liên quan:
Tin mới hơn:
Tin cũ hơn:

 
Tin mới nhấtĐọc nhiều nhất

banner qc1