Thị trường Thứ năm, 11/06/2020, 13:16 GMT+7
Giá dầu giảm khi dự trữ dầu Mỹ khơi lại lo lắng về nguồn cung

Giá dầu giảm vào thứ Tư, 10/6, sau khi dự trữ dầu thô và nhiên liệu tại Hoa Kỳ tăng khơi lại nỗi lo về tình trạng thừa cung và nhu cầu nhiên liệu giảm ở quốc gia tiêu dùng dầu thô lớn nhất thế giới trong bối cảnh dịch virus bùng phát corona.

jn11 oil1

Giá dầu thô Brent kỳ hạn LCOc1 giảm 67 cent (1.6%), xuống $40.51/thùng lúc 0636 GMT sau khi tăng gần 1% vào thứ Ba.

Giá dầu WTI kỳ hạn giảm 80 cent (2.1%) còn $38.14/thùng, sau khi tăng khoảng 2% trong phiên trước đó.

Cả hai mức giá dầu chuẩn đã tăng lên mức cao nhất trong ba tháng vào thứ Hai nhưng một số nhà phân tích cho rằng thị trường đã tăng quá xa, quá nhanh khi đại dịch virus corona càn quét khắp thế giới với các ca nhiễm mới tăng cao hàng ngày.

“Với thị trường chứng khoán tăng thấp hơn và khá nhiều tin tốt về giá dầu ở các mức này, không lạ gì khi niềm tin thị trường có dao động một ít,” theo Jeffrey Halley, nhà phân tích thị trường cao cấp của OANDA.

“Điều đó không được thúc đẩy bởi việc dự trữ dầu thô Mỹ tới 8 triệu thùng,” ông nói thêm.

Dự trữ dầu Mỹ đã tăng 8.4 triệu thùng trong tuần tính đến ngày 5/6, theo dữ liệu API, trong khi một cuộc thăm dò ý kiến của các nhà phân tích của Reuters chỉ ra mức giảm 1.7 triệu thùng.

Dự trữ nhiên liệu chưng cất, bao gồm nhiên liệu diesel và dầu sưởi, tăng 4.3 triệu thùng, vượt xa kỳ vọng tăng 3 triệu thùng.

Số liệu chính thức của chính phủ về các kho dự trữ từ Cơ quan Thông tin Năng lượng sẽ có vào thứ Tư.

Dù sa thải đã giảm ở Hoa Kỳ vào tháng Tư, việc thuê mướn đạt mức thấp kỷ lục cho thấy sẽ mất nhiều năm để thị trường lao động phục hồi trong nền kinh tế lớn nhất thế giới.

Tại Nhật, nền kinh tế lớn thứ ba thế giới, các đơn đặt hàng máy móc giảm mạnh trong tháng Tư với tốc độ nhanh nhất trong hai năm, theo dữ liệu công bố vào thứ Tư.

Tuy nhiên, tỷ lệ vận hành nhà máy lọc dầu tại quốc gia nhập khẩu dầu lớn thứ tư thế giới, tăng từ mức thấp hơn 10 năm vào tuần trước lên 54.5%, khi hoạt động kinh tế tăng lên sau khi chính phủ Nhật Bản dỡ bỏ tình trạng khẩn cấp vào cuối tháng Năm.

Giá được hỗ trợ trong những tuần gần đây khi Tổ chức các nước xuất khẩu dầu (OPEC), Nga và các nhà sản xuất khác, nhóm OPEC+, đã tiến hành các cắt giảm sản lượng kỷ lục họ vừa gia hạn vào thứ Bảy.

Nhưng Saudi Arabia, Kuwait và Các Tiểu vương quốc Ả Rập Thống nhất cho biết họ sẽ không tiếp tục tự nguyện giảm thêm 1.18 triệu thùng mỗi ngày.

Trường Sơn lược dịch
Theo Reuters

Tin liên quan:
Tin mới hơn:
Tin cũ hơn:

 
Tin mới nhấtĐọc nhiều nhất

banner qc1