Thị trường Thứ ba, 26/02/2019, 08:53 GMT+7
ASEAN và Nhật chuẩn bị ký lại hiệp ước kinh tế sửa đổi trong tháng Ba

Thỏa thuận sẽ mở ra các ngành dịch vụ và đầu tư của Đông Nam Á

feb26 asean

Nhật Bản và Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á đang hoàn tất các cập nhật cho thỏa thuận hợp tác kinh tế giữa hai bên nhằm giải quyết những vấn đề còn tồn đọng trong tự do hóa các lĩnh vực đầu tư và dịch vụ, hoàn tất thỏa thuận đã có hiệu lực từ một thập kỷ trước.

Nhật Bản và mỗi thành viên ASEAN sẽ ký các nghị định thư sửa đổi vào đầu tháng Ba, có hiệu lực khi mỗi quốc gia hoàn tất các quy trình phê chuẩn trong nước. Ông Abe đã gặp các lãnh đạo ASEAN vào tháng 11 để xác nhận việc ký kết thỏa thuận.

Đàm phán thỏa thuận Hợp tác Kinh tế Toàn diện Nhật Bản ASEAN (AJCEP) bắt đầu vào năm 2005. Việc xóa bỏ các hàng rào thuế quan đối với giao thương hàng hóa bắt đầu dần có hiệu lực trong năm 2008, trong khi những vấn đề có liên quan đến mở cửa các lĩnh vực đầu tư và dịch vụ vẫn còn trên bàn đàm phán.

Nhật Bản đã có các thỏa thuận riêng rẽ với bảy thành viên ASEAN nhưng với mức độ tự do hóa khác nhau. Nước này không có thỏa thuận với Cambodia, Laos hay Myanmar. Số lượng công ty Nhật có cơ sở tại ASEAN đến năm 2017 đã tăng 70% trong năm năm lên khoảng 12,500. Đông Nam Á đang củng cố môi trường kinh doanh của mình khi kinh tế khu vực tăng trưởng.

Tại Myanmar, nơi tự do hóa vẫn còn tụt hậu, AJCEP hoàn tất sẽ nới lỏng hạn chế đối với vốn nước ngoài trong các ngành xây dựng, giáo dục, truyền thông, tài chính và vận chuyển. Các công ty phải giữ sở hữu nước ngoài dưới 35% để hoạt động như một doanh nghiệp trong nước, vốn không bị quản lý chặt. Các công ty nước ngoài sẽ được phép mở rộng cổ phần của mình theo thỏa thuận sửa đổi.

Tại Laos, ngành cho thuê thiết bị sẽ là một trong những ngành mở cửa cho tự do hóa. Các ngành nhà hàng và môi trường của Indonesia cũng sẽ mở rộng thêm. Ngoài ra, các công ty nước ngoài lần đầu tiên sẽ được sử dụng khung giải quyết tranh chấp cấp nhà nước khi đối mặt với việc phân biệt đối xử, giảm bớt rủi ro kinh doanh cho các công ty Nhật.

Thỏa thuận cũng sẽ cải thiện tính minh bạch của chính phủ. Các quốc gia mới nổi thường đơn phương từ chối những hoạt động doanh nghiệp mới của các công ty nước ngoài, nhưng thỏa thuận mới sẽ yêu cầu chính quyền đưa ra lý do.

Khánh Lâm lược dịch
Theo Nikkei Asian Review   

Tin liên quan:
Tin mới hơn:
Tin cũ hơn:

 
Tin mới nhấtĐọc nhiều nhất

banner qc1