Thị trường Thứ tư, 09/01/2019, 08:35 GMT+7
Tăng trưởng mỹ phẩm năm 2019: Ba thị trường nên theo dõi ở khu vực châu Á Thái Bình Dương

Được dẫn dắt với những đổi mới từ Hàn Quốc và Nhật Bản, được tiếp sức bởi nhu cầu từ Trung Quốc, nền kinh tế lớn thứ hai thế giới, ngành làm đẹp và chăm sóc cá nhân ở khu vực châu Á – Thái Bình Dương không nghi ngờ gì vô cùng hấp dẫn đối với người tiêu dùng cũng như các bên hoạt động trong ngành.

jan08 2019

“Châu Á Thái Bình Dương tiếp tục dẫn đầu thế giới về xu hướng với Nhật Bản và Hàn Quốc tiếp tục duy trì vị thế vượt trội trong các khái niệm sản phẩm mới cũng như trong hoạt động, đặc biệt ở mảng chăm sóc da và mỹ phẩm mầu,” theo Kathleen F. Benditt, giám đốc marketing toàn cầu của Elementis Personal Care.

Bà nói thêm “Chúng tôi xem Trung Quốc là động cơ tăng trưởng cho khu vực trong năm tới trong tất cả các lĩnh vực và nhận thấy người tiêu dùng Trung Quốc đã chuyển mối quan tâm và các khoản mua sắm đến các nhãn hàng trong nước trong chăm sóc da và mỹ phẩm màu nhiều hơn.”

Nhấn mạnh hơn đến cam kết của công ty với khu vực, bà Benditt cho biết hãng hiện đang tìm kiếm cơ hội mở rộng các phòng thí nghiệm của mình ở những quốc gia châu Á như Đài Loan và Trung Quốc.

Tập trung vào Đông Nam Á

Nằm ở châu Á Thái Bình Dương là Đông Nam Á, một thị trường đa dạng và năng động với tầng lớp trung lưu đang nổi lên có sức mua đáng kể cũng như nhu cầu và mối quan tâm riêng.

“Lối sống hiện đại, ô nhiễm đô thị và số hóa là ba nguyên nhân chính gây căng thẳng cho cư dân thành thị, tác động mạnh hơn đến những quốc gia đang nổi lên ở nam Á,” theo Yusuke Saito, giám đốc khu vực, DSM Personal Care & Aromas, châu Á Thái Bình Dương.

Nhận thức những tác động bất lợi của căng thẳng đối với cơ thể và cả tâmtri1, CSM dự định tận dụng “các giải pháp dựa trên khoa học” của mình để giải quyết những vấn đề này trong khu vực.

Theo ông Saito, hãng sẽ đầu tư nguồn lực đáng kể vào Đông Nam Á trong năm 2019. “Ngoài tăng cường nguồn lực mới cho phép DSM Personal Care & Aroma Ingredients tập trung giải quyết các nhu cầu của khu vực, chúng tôi sẽ triển khai những sản phẩm và khái niệm mới. Năm 2019 sẽ là một năm sôi động đối với DSM đặc biệt trong khu vực của chúng ta.”

1. Indonesia

Indonesia là một trong số nhiều thị trường mới nổi sôi động ở Đông Nam Á. Là quốc gia đông dân đứng thứ tư trên thế giới, đây là thị trường chính đối với những công ty chăm sóc cá nhân như Dow.

“Indonesia là thị trường đặc biệt ngành mỹ phẩm nên tiếp tục chú ý đến trong năm 2019 và xa hơn nữa bởi tỷ lệ tăng trưởng mạnh các báo cáo thị trường đã cho thấy và sự sôi động trên thực tế ở những buổi triển lãm thương mại và thị trường nói chung,” theo Cedric Toh, giám đốc marketing khu vực Đông Nam Á, Australia & New Zealand của Dow.

Ông nói thêm Dow nhận thấy cơ hội mang đến thêm nhiều lựa chọn cho cộng đồng Hồi giáo ở Indonesia. “Dù vẫn có các sản phẩm Halal trên thị trường, chúng tôi tin tưởng có thể làm nhiều hơn nữa để mang đến nhiều giải pháp chăm sóc da hơn.”

Tương tự, Symrise cũng nhận thấy thị trường Indonesia là một không gian năng động với nhiều cơ hội mới cho mỹ phẩm và nước hoa Halal.

Theo Euromonitor, thị trường mỹ phẩm và chăm sóc cá nhân Indonesia được dự kiến sẽ trị giá 6.03 tỷ USD trong năm 2019 và tăng lên 8.4 tỷ USD trong năm 2022.

Ông Toh cho biết Dow hiện đã có kế hoạch tăng trưởng hai con số cho Indonesia, khi hãng dự kiến tiêu thụ mỹ phẩm sẽ tăng nhờ một lượng lớn người dân đang tiến lên trên bậc thang kinh tế xã hội.”

“Dow đang tập trung vào đổi mới và mang đến những giải pháp và sản phẩm mới cho các chủ nhãn hàng và người nghiên cứu công thức chăm sóc cá nhân ở Indonesia. Kênh tiến vào thị trường cũng là lĩnh vực Dow đang tiến hành hợp lý hóa, thông qua các nhà phân phối hoặc các kênh thương mại điện tử.”

2. Thailand

Đối với những nhãn hàng nhỏ như start-up mỹ phẩm alche{me} của Singapore, thị trường mỹ phẩm ở Thailand là bước đi tự nhiên sau khi nhận được đà từ nơi thử nghiệm như Singapore.

Constance Mandefield, nhà sáng lập và là COO của alche{me}, cho biết Thailand là thị trường hấp dẫn với những nhãn hàng nhỏ bởi nơi này ít bị các nhãn hàng quốc tế thâm nhập. Ngoài ra, bà Mandefield tin rằng môi trường bán lẻ của Thailand khá năng động với những nhãn hàng mới nổi tiến vào thị trường.

“Có những đối thủ trong nước như Eveandboy đang thay đổi cách thức các nhãn hàng làm đẹp được phân phối ở Thailand cho một nhóm người trẻ hơn, sắc sảo hơn. Đối với một nhãn hàng như chúng tôi, đây là không gian để hoạt động và chúng tôi tin ở đây có một thị trường.”

Chỉ trong năm nay, các hãng bán lẻ Matsumoto Kiyoshi và @Cosme đã mở những cửa hàng đầu tiên ở Bangkok.

iStyle Inc, công ty mẹ của @cosme cho biết hãng quyết định mở rộng đến Thailand vì nghiên cứu của họ ở thị trường này cho thấy Thailand là nước tiêu dùng lớn nhất những sản phẩm sức khỏe và làm đẹp ở Thailand trong khu vực ASEAN. Hãng nói thêm họ dự định mở thêm năm cửa hàng @cosme nữa ở Thailand trong ba năm tới.

Vì Elementis tiếp tục hướng về phía Đông, bà Benditt cho biết công ty dự định mở một trung tâm kỹ thuật chăm sóc cá nhân ở Thailand.

“Thailand mang đến cho Elementis một trọng điểm trong khu vực châu Á Thái Bình Dương để phục vụ các khách hàng của mình. Thị trường Thai có một số nhà sản xuất tốt làm việc với các công ty đa quốc gia, vì thế chúng tôi đến gần với các khách hàng cả lớn và nhỏ. Thêm nữa, họ cũng đưa chúng tôi đến rất gần với Indonesia và Ấn Độ.”

3. Malaysia

Vì thị trường cho các sản phẩm Halal tiếp tục nở rộ trên quy mô toàn cầu, Malaysia được dự kiến sẽ được lợi từ điều này vì sự thông thạo của họ trong mỹ phẩm Halal và các tiêu chuẩn Halal nghiêm ngặt.

Theo số liệu từ Malaysia External Trade Development Corporation (MATRADE), thị trường mỹ phẩm và chăm sóc cá nhân của Malaysia hiện trị giá 5 tỷ USD. Xuất khẩu các mỹ phẩm và sản phẩm chăm sóc cá nhân Halal của Malaysia tăng 68% từ năm 2012 đến năm 2017, từ 443 triệu USD lên 725 triệu USD.

Mawarni Hassan, CEO của hãng chăm sóc cá nhân Malaysia, Cosmoderm, ủy viên của Malaysian Cosmetics And Toiletries Industry Group, dự kiến thị trường chăm sóc cá nhân Halal ở Malaysia sẽ tiếp tục tăng trưởng trong năm 2019 và xa hơn nữa nhờ cơ sở hạ tầng Halal tốt của nước này.

“Vì sự thông thạo về Halal của chúng tôi, những quốc gia như Nhật Bản, Hàn Quốc đều nhắm đến những hiểubiết của chúng tôi về Halal và họ có thể được lợi từ đó như thế nào,” bà Mawarni. “Chẳng hạn, AmorePacific sẽ mở nhà máy của họ ở Malaysia vào năm 2020, bởi họ muốn tận dụng sự thông thạo về Halal của chúng tôi.”

Ngoài ra, bà nói thêm các nhãn hàng Hàn Quốc như Talent Cosmetics đang được sản xuất ở Malaysia hoặc kiếm chứng nhận Halal từ Jabatan Kemajuan Islam Malaysia (JAKIM).

Bất chấp sức mạnh của thị trường Halal của Malaysia, bà Mawarni vẫn lo lắng về cạnh tranh thị trường. “Mỹ phẩm Halal rõ ràng đang tăng trưởng và cơ sở hạ tầng Halal của Malaysia rất mạnh. Nhưng chúng tôi cũng có đối thủ từ những nước khác. Tôi thấy được tăng trưởng, nhưng cũng thấy cạnh tranh mạnh mẽ từ Thailand và Indonesia.”

Tuy nhiên, theo bà, Malaysia có được lợi thế vì họ bắt đầu sớm. “Chứng nhận cho mỹ phẩm Halal [không như thực phẩm] mang tính kỹ thuật nhiều hơn, chuyên biệt hơn và phức tạp hơn. Lợi thế mạnh nhất của Malaysia nằm ở phần tư liệu, tiêu chuẩn SOP và huấn luyện.”

Phong Lữ lược dịch

 

Theo Cosmetics Design

 


Tin liên quan:
Tin mới hơn:
Tin cũ hơn:

 
Tin mới nhấtĐọc nhiều nhất

banner qc1