Thị trường Thứ năm, 28/11/2019, 13:39 GMT+7
Ăn uống ngày càng đắt đỏ, và các nhà kinh tế lo lắng

Giá thực phẩm đang tăng nhanh tại những thị trường mới nổi lớn nhất thế giới, dẫn đến mối đe dọa lạm phát sau nhiều tháng áp lực tiềm ẩn.

n28 eat

Hai nền kinh tế đang phát triển lớn nhất của châu Á phải đối mặt với tình trạng giá các sản phẩm chủ lực tăng mạnh – thịt heo ở Trung Quốc và hành tây ở Ấn Độ - những món chính trong bữa ăn của người tiêu dùng. Ở Thổ Nhĩ Kỳ và Nigeria, các vấn đề về nguồn cung đẩy chi phí lên cao, trong khi số liệu từ Liên hiệp quốc cho thấy giá thực phẩm toàn cầu đã tăng với tốc độ nhanh nhất trong tháng Mười trong hơn hai năm.

Giá thực phẩm thế giới tăng mạnh

Giá tăng nhiều nhất trong tháng Mười trong hơn hai năm

eat-f1

Dù tình trạng tăng giá vô cùng khó khăn đối với những người tiêu dùng nghèo khó hơn, điều này vẫn chưa đạt đến mức thuyết phục các ngân hàng trung ương làm chậm lại việc nới lỏng chính sách, bởi họ vẫn tập trung vào thúc đẩy tăng trưởng kinh tế trong bối cảnh toàn cầu suy thoái. Lạm phát trung bình trên khắp các thị trường mới nổi vẫn ở mức thấp chưa từng có, theo một loạt chỉ số giá người tiêu dùng của Bloomberg.

“Chúng tôi cho rằng có khả năng họ sẽ bỏ qua lạm phát thực phẩm, vốn chỉ tập trung vào một số sản phẩm và chịu ảnh hưởng của những yếu tố đặc thù,” theo Taimur Baig, giám đốc điều hành kiêm trưởng kinh tế tại DBS Bank Ltd., Singapore. “Theo quan điểm của chúng tôi, xu hướng nới lỏng tiền tệ và tài khóa thêm nữa sẽ duy trì trong năm 2020.”

Cú shock giá

Dù mối đe dọa shock giá là thật. Các nhà kinh tế Nomura Holdings Inc. gần đây cảnh báo về ba nguyên nhân tiềm ẩn của chi phí thực phẩm cao hơn – các cú shock có liên quan đến thời tiết, giá dầu cao hơn và dollar mất giá – rằng các thị trường mới nổi và thị trường cận biên chịu nguy cơ nhiều nhất vì chi phí thực phẩm chiếm phần lớn hơn trong thu nhập của người tiêu dùng.

Điểm chủ chốt là liệu những khoản tăng này có đóng góp vào kỳ vọng lạm phát lâu dài hơn của người tiêu dùng hay không, vốn có thể đẩy tiền lương và lạm phát cơ bản lên trong một vòng xoáy, theo Sonal Varma, trưởng kinh tế khu vực Ấn Độ và châu Á ngoài Nhật Bản của Nomura.

“Đây là vấn đề chính sách nan giải lớn đối với các ngân hàng trung tâm, lạm phát thực phẩm cao hơn do phía nguồn cung trong khi tăng trưởng đang yếu đi,” bà Varma nói. “Câu hỏi là: Các ngân hàng có tin tưởng điều này sẽ kéo dài hay chỉ tạm thời?”

Dưới đây là những hiện tượng đang diễn ra trong các nền kinh tế mới nổi chính:

Trung Quốc

Giá thịt heo tăng gấp đôi trong tháng Mười sau một đợt tiêu hủy gia súc lớn để phòng chống dịch tả lợn. Điều này đẩy lạm phát người tiêu dùng lên 3.8%, mức cao nhất kể từ tháng 1/2012. Các nhà kinh tế dự kiến lạm phát sẽ đạt đỉnh ở mức 5-6% trong tháng Một, trước khi dần đi xuống. Lạm phát ở mức này có thể cản trở những nỗ lực của ngân hàng trung tâm nhằm nới lỏng chính sách tiền tệ và thúc đẩy nền kinh tế trong bối cảnh cuộc chiến thương mại vẫn tiếp diễn và nhu cầu trong nước yếu.

Khoảng cách mở rộng

CPI Trung Quốc tăng trong khi chỉ số nhà máy tiếp tục đi xuống

eat-f2

Trong khi đó, dịch tả lợn đang lan ra khỏi biên giới, Việt Nam đã tiêu hủy gần 6 triệu con lợn để ngăn chặn bệnh lây lan. Điều này vẫn chưa xuất hiện trong CPI của Việt Nam - một phần vì giá lương thực cao một năm trước đã làm lệch cơ sở thống kê - nhưng tác động này có thể sẽ được phản ánh trong những tháng tới, theo Alex Holmes, nhà kinh tế châu Á tại Capital Econom Ltd., Singapore. Giá lợn sống trong tháng 11 cao hơn gần 30% so với một năm trước đó, theo một nhóm trong ngành.

Ấn Độ

Ở Ấn Độ, giá hành tây tăng mạnh làm dấy lên những bất ổn trong nhiều năm qua, giá rau củ tăng 26% tính theo năm đã đẩy lạm phát chính lên trên ngưỡng 4% của Ngân hàng Dự trữ lần đầu tiên trong 15 tháng.

Giá hành tây tăng mạnh

Giá hành tây Ấn Độ tăng đẩy lạm phát chính lên

eat-f3



Điều này đi ngược với ý định nới lỏng chính sách để thúc đẩy tăng trưởng của ngân hàng trung ương. Dữ liệu có vào Thứ Sáu, 29/11, có khả năng sẽ cho thấy tổng sản phẩm quốc nội của Ấn Độ tăng 4,6% trong quý từ tháng Bảy đến tháng Chín, tăng chậm chậm nhất kể từ đầu năm 2013, theo khảo sát các nhà kinh tế của Bloomberg.

Thổ Nhĩ Kỳ

Lạm phát thực phẩm đã dao động gần 30% trong quý một và vẫn trên 15% trong suốt cả năm, do khủng hoảng tiền tệ vào tháng 8/ 2018 cùng những vấn đề về chuỗi cung ứng và sự phụ thuộc nặng nề của nước này vào tưới tiêu tự nhiên. Chính phủ đã mua sản phẩm trực tiếp từ nông dân và bán ở các thành phố. Tổng thống Recep Tayyip Erdogan xem những kẻ bị cáo buộc lừa đảo giá là những kẻ phản bội và khủng bố. Những đợt hạn hán gần đây tại các tỉnh sản xuất ngũ cốc làm tăng mối lo ngại về khả năng nguồn cung thu hẹp có thể xảy ra trong năm sau, ngân hàng trung tâm dự kiến lạm phát lương thực ở mức 11% vào cuối năm 2020.

Cú shock giá

Lạm phát thực phẩm của Thổ Nhĩ Kỳ vẫn trên 15% trong hầu hết năm 2019

eat-f4


Châu Phi

Một đợt hạn hán trong khu vực đã hạn chế sản lượng lương thực ở một số nước ở nam Phi. chi phí các sản phẩm từ ngô tăng, tăng trưởng giá lương thực đã đẩy lạm phát của Zambia lên mức cao nhất trong ba năm và lạm phát lương thực hàng tháng ở Zimbabwe đã đạt gần 50% khi nguồn cung giảm. Nigeria, giá gạo nhập khẩu tăng 7,3% từ tháng 8 sau khi Tổng thống Muhammadu Buhari ra lệnh đóng cửa biên giới, một phần để chống buôn lậu thực phẩm trên diện rộng.

Áp lực giá

Chi phí thực phẩm đẩy lạm phát Nigeria lên mức cao nhất trong một năm

eat-f5



Khánh Lâm lược dịch

Theo Bloomberg


Tin liên quan:
Tin mới hơn:
Tin cũ hơn:

 
Tin mới nhấtĐọc nhiều nhất

banner qc1