Thị trường Thứ sáu, 06/12/2019, 08:39 GMT+7
Giá dầu có thể lao dốc 30% nếu OPEC không hành động

OPEC và các đồng minh một lần nữa đang bị buộc phải xem xét hành động quyết liệt để tránh giá dầu lao dốc.

d06 opec

Tổ chức do Saudi Arabia lãnh đạo và Nga (gọi chung là “OPEC+”) được nhiều người dự kiến sẽ thông báo một thỏa thuận kéo dài cắt giảm sản xuất được thiết kế nhằm thiết lập sàn cho giá dầu vào thứ Sáu ở Vienna.

Nhưng một thay đổi đơn giản những cắt giảm hiện có của OPEC+ có thể không ngăn được cơn lũ dầu từ Mỹ dự kiến sẽ xuất hiện vào năm sau.

Nếu OPEC+ không tiến hành được những cắt giảm sản xuất sâu hơn, thị trường dầu thế giới có thể thừa cung khoảng 800,000 thùng/ngày trong suốt nửa đầu năm 2020, theo hãng tư vấn Rystad Energy.

Vai trò của Mỹ trong cuộc đấu năng lượng tay đôi sẽ ảnh hưởng đến toàn thế giới

Là nước tiêu thụ năng lượng lớn thứ hai thế giới, cách thức Mỹ xử lý cuộc đấu năng lượng tay đôi sẽ tạo xu hướng toàn cầu.

Rystad dự đoán đợt thừa cung tiếp theo sẽ châm ngòi cho một “đợt điều chỉnh giá dầu đáng kể,”, đẩy giá dầu thô Brent xuống dưới $40 trong một khoảng thời gian ngắn, giảm khoảng 30% so với các mức hiện tại gần $63/thùng.

“Triển vọng sẽ ảm đạm nếu OPEC+ không thỏa thuận được các khoản cắt giảm thêm,” theo Bjørnar Tonhaugen, giám đốc nghiên cứu thị trường dầu tại Rystad Energy, viết trong một thông báo phát hành vào thứ Ba, 3/12.

Các bên giao dịch dầu dự kiến OPEC+ sẽ đạt được một thỏa thuận kéo dài cắt giảm sản xuất ít nhất vài tháng nữa. Thỏa thuận cắt giảm sản xuất sẽ hết hạn trong tháng Ba.

“Nếu không có thay đổi nào đến tháng Sáu, thị trường nên sẳn sàng trước việc giá sẽ giảm rất mạnh,” theo các nhà phân tích tại hãng tư vấn FGE.

Giá dầu đã tăng hơn 3% vào thứ Tư nhờ những kỳ vọng vào hành động của OPEC. Theo Reuters, Bộ trưởng dầu Iraq ủng hộ kéo dài thỏa thuận sản xuất cho cả năm 2020.

Sản lượng kỷ lục từ các nước không thuộc OPEC

Hạn chế của OPEC và Nga phần lớn thành công trong hỗ trợ giá, dù giá vẫn dưới mức $70 đạt được trong tháng 10/2018.

Vấn đề là những quốc gia không thuộc OPEC, dẫn đầu là Hoa Kỳ, tiếp tục đẩy mạnh sản xuất.

Sản lượng dầu từ những nước không thuộc OPEC được dự kiến tăng kỷ lục lên thêm 2.3 triệu thùng/ngày trong năm 2020. Theo Rystad. Con số này sẽ dễ dàng vượt qua kỷ lục 1.96 triệu lập năm 1978.

Không có gì đáng ngạc nhiên, cuộc cách mạng dầu đá phiến của Mỹ là thành tố đóng góp lớn nhất vào cơn lũ dầu sắp tới. Sản xuất của Mỹ được dự kiến tăng thêm 1.1 triệu thùng/ngày trong năm 2020, theo Rystad.

Nhưng không chỉ có dầu đá phiến Mỹ. Na Uy và Brazil cũng được dự báo sẽ đóng góp thêm một triệu thùng/ngày vào năm sau. Canada và Guyana cũng sẳn sàng tăng trưởng.

Một điểm gây đau đầu nữa cho OPEC: Một vài trong số các thành viên của OPEC, gồm Nigeria và Iraq, không tuân thủ các hạn ngạch sản xuất của nhóm. Những thùng dầu thêm này đang làm trầm trọng thêm vấn nạn thừa cung.

Iraq về “cơ bản đã làm ngơ thỏa thuận sản xuất của OPEC,” theo Matt Smith, giám đốc nghiên cứu hàng hóa tại ClipperData.

Saudi có thực hiện cắt giảm sâu hơn không?

Saudi Arabia, lãnh đạo trên thực tế của OPEC, vẫn luôn gánh vác các khoản cắt giảm sản xuất. Tuy nhiên, có nghi ngờ liệu Saudi Arabia có sẳn sàng thực hiện những bước quyết liệt hơn khi một số thành viên OPEC đang sản xuất nhiều hơn họ phải làm.

“Rất khó có khả năng vương quốc này sẽ chính thức đồng ý tiếp tục sản xuất ở mức này trừ phi những thành viên OPEC+ khác cũng chính thức cam kết cắt giảm sâu hơn,” theo FGE.

Thế nhưng, Saudi Arabia cũng không thể để giá dầu lao dốc. Vương quốc này dựa vào doanh thu từ dầu để chi trả cho các khoản chi tiêu khổng lồ trong nước và quân sự.

Chỉ để hòa vốn, Saudi Arabia cần giá dầu ở khoảng $84/thùng, theo IMF. Giá dầu thấp hơn sẽ buộc Saudi Arabia chạm đến khoản tiền mặt đang ít đi của mình, vay tiền hoặc giảm cổ tức từ Aramco, công ty dầu quốc gia.

Bối cảnh bất ổn này buộc các công ty dầu củng cố các bảng cân đối của mình bằng cách trả nợ và tăng tiền mặt. Không ai muốn lập lại làn sóng phá sản do giá dầu lao dốc năm 2015-2016 gây ra.

“Chúng tôi quyết định chấp nhận sự biến động. Chúng tôi không thể dự báo dự việc sẽ đi đến đâu,” theo Ryan Lance, CEO của ConocoPhillips.

Trường Sơn lược dịch

Theo CNN


Tin liên quan:
Tin mới hơn:
Tin cũ hơn:

 
Tin mới nhấtĐọc nhiều nhất

banner qc1