Tài chính Thứ năm, 11/06/2020, 13:11 GMT+7
Ngân hàng Thế giới: Kinh tế toàn cầu sẽ giảm 5.2% trong năm nay

Đại dịch Covid-19 và các biện pháp phong tỏa sau đó đã khiến kinh tế thế giới rơi vào hỗn loạn. Ngay cả khi các quốc gia mở cửa trở lại, Ngân hàng Thế giới (WB) dự đoán trong năm nay, toàn cầu sẽ có suy thoái kinh tế sâu nhất trong 80 năm.

jn11 wb1

Đại dịch, lây nhiễm khoảng bảy triệu người trên toàn thế giới, khiến các quốc gia phải buộc người dân ở nhà và ngừng kinh doanh để ngăn chặn.

Tổng sản phẩm quốc nội toàn thế giới - thước đo tăng trưởng kinh tế rộng nhất - sẽ giảm 5.2% trong năm 2020, theo báo cáo của WB,  bất chấp các hỗ trợ chính sách tài chính và tiền tệ chưa từng có trên toàn thế giới được các chính phủ đưa ra. Hàng nghìn tỷ dollar đã được triển khai giúp các công ty duy trì hoạt động kinh doanh, giữ tiền mặt trong ví của người tiêu dùng và để thị trường tài chính hoạt động tốt.

Tuy nhiên, các nền kinh tế tiên tiến, như Hoa Kỳ hoặc Châu Âu, được dự kiến sẽ giảm 7%. Kinh tế Mỹ dự kiến sẽ thu hẹp 6.1% trước khi hồi phục vào năm 2021.

Quý này gần như chắc chắn sẽ là quý tồi tệ nhất đối với thế giới phương Tây, nhưng hầu hết châu Á đều đã cảm thấy gánh nặng của đợt bùng phát dịch bệnh trong những tháng đầu năm.

Trung Quốc, nền kinh tế lớn thứ hai thế giới, dự kiến sẽ tăng trưởng 1% trong năm nay, so với 6.1% năm 2019, trước khi phục hồi.

Suy thoái vì đại dịch có thể sẽ để lại những vết sẹo sâu: Đầu tư sẽ ở mức thấp hơn trong thời gian tới và các chuỗi cung ứng cũng như thương mại toàn cầu sẽ bị xói mòn ở mức độ nào đó. Trên hết, hàng triệu người đã bị sa thải, gây ra cú đánh lớn nhất vào thị trường lao động Mỹ từ cuộc Đại khủng hoảng. Quỹ Dự trữ Liên bang Mỹ từng nhấn mạnh mối quan ngại về việc người lao động bị sa thải bị tách ra khỏi lực lượng lao động do hậu quả của cuộc khủng hoảng.

Suy thoái sẽ còn tồi tệ hơn nếu mất nhiều thời gian hơn dự kiến để đưa đại dịch vào tầm kiểm soát, hoặc nếu căng thẳng tài chính buộc một số công ty phá sản.

Vào thứ Hai, 8/6, một khảo sát hàng tháng từ Hiệp hội Kinh tế Doanh nghiệp Quốc gia Hoa Kỳ cho thấy làn sóng lây nhiễm thứ hai là rủi ro lớn nhất đối với kinh tế Mỹ.

Theo báo cáo của WB, các nền kinh tế mới nổi đặc biệt chịu nguy hiểm, bởi hệ thống chăm sóc sức khỏe kém linh hoạt hơn và chịu rủi ro nhiều hơn trước các tổn thương trong nền kinh tế toàn cầu thông qua chuỗi cung ứng, du lịch và phụ thuộc vào thị trường hàng hóa và tài chính.

Đồng thời, WB thừa nhận giá dầu thấp, lao dốc vào tháng Tư, có thể giúp khởi động nền kinh tế trong giai đoạn đầu mở cửa trở lại.

Khánh Lâm lược dịch
Theo CNN

Tin liên quan:
Tin mới hơn:
Tin cũ hơn:

 
Tin mới nhấtĐọc nhiều nhất

banner qc1