Tài chính Thứ sáu, 05/06/2020, 13:16 GMT+7
G7: Giảm nợ cho các nước nghèo nhất có thể kéo dài đến sau năm 2020

Các bộ trưởng tài chính thuộc Nhóm G7 vào thứ Tư, 4/6, cho biết một sáng kiến xóa nợ cho những nước nghèo nhất thế giới có thể được kéo dài đến sau cuối năm nay để giúp đối phó với hậu quả kinh tế vì đại dịch virus corona.

jn5 g71

Trong một tuyên bố chung, các bộ trưởng tài chính G7 kêu gọi tất cả các chủ nợ chính thức tham gia sáng kiến, kêu gọi tăng cường báo cáo dữ liệu nợ công và cho biết tất cả các chủ nợ - công và tư - nên đưa ra quyết định cho vay có trách nhiệm theo các hướng dẫn về bền vững nợ.

Các bộ trưởng của những nền kinh tế tiên tiến nhất thế giới cũng cho biết các chủ nợ nên cho biết đầy đủ các điều khoản về nợ công và hạn chế sử dụng các điều khoản bảo mật, trong đó có các điều khoản dành cho doanh nghiệp nhà nước.

Tuyên bố được đưa ra sau cuộc họp trực tuyến của các bộ trưởng trong bối cảnh có nhiều cảnh báo các nền kinh tế thị trường mới nổi và có thu nhập thấp sẽ cần nhiều hơn ước tính ban đầu 2.5 nghìn tỷ USD của Quỹ tiền tệ quốc tế (IMF) để vượt qua khủng hoảng.

Một sáng kiến xóa nợ được Nhóm 20 nền kinh tế lớn đưa ra, trong đó có Trung Quốc và Paris Club với các chủ nợ chính thức có thể cấp thêm khoảng 12 tỷ USD thanh khoản đến cuối năm nay. Nhưng sáng kiến cho đến nay chỉ nhận được đơn tham gia từ một nửa trong số 73 quốc gia đủ điều kiện, và phần tham gia của lĩnh vực tư nhân đã dừng lại.

Giám đốc điều hành IMF, bà Kristalina Georgieva nói với tờ Washington Post trong một cuộc phỏng vấn trực tuyến, các quan chức G7 đã đồng ý “làm việc không ngừng nghỉ” để đảm bảo tất cả các quốc gia đủ điều kiện có thể được hưởng lợi từ kế hoạch xóa nợ.

Tháng trước, bà Georgieva cho biết một số quốc gia không muốn tìm cách giảm nợ theo kế hoạch G20, vì lo ngại điều này có thể gây tổn hại đến xếp hạng tín dụng của họ.

Vào thứ Tư, bà cho rằng “vũ trụ nhỏ” những quốc gia thị trường mới nổi có thể cần phải cơ cấu lại nợ trong tương lai, do tác động của khủng hoảng kinh tế và doanh thu của các nước xuất khẩu giảm mạnh.

Chủ tịch Ngân hàng Thế giới David Malpass tuần trước cảnh báo sẽ cần “thêm rất nhiều” khoản giảm nợ, kêu gọi tất cả các chủ nợ thương mại “tham gia vào các điều khoản tương đương và không khai thác các khoản giảm nợ của các bên khác.”

Trong tuyên bố của mình, các bộ trưởng G7 nhấn mạnh tầm quan trọng của việc trợ vốn cho lĩnh vực tư nhân đối với sự phát triển bền vững. Họ cũng thúc giục nhanh chóng đạt được tiến bộ trong việc tạo cơ sở dữ liệu cho các khoản vay trong khu vực tư nhân đến các nước thu nhập thấp.

Cuộc họp cấp bộ trưởng diễn ra vài ngày sau khi Tổng thống Hoa Kỳ Donald Trump gọi G7 là một cơ quan “lỗi thời” và nói ông sẽ mời Nga, Australia, Ấn Độ và Hàn Quốc tham gia hội nghị thượng đỉnh vào tháng Chín.

Canada, Pháp, Đức, Liên minh châu Âu và Anh đã từ chối đề nghị của Trump về việc tái thừa nhận Nga, vốn đã bị trục xuất ra khỏi nhóm sau khi sáp nhập khu vực Crimea của Ukraine năm 2014. Những quốc gia khác như Nhật Bản không cân nhắc đề xuất này.

Khánh Lâm lược dịch
Theo Reuters

Tin liên quan:
Tin mới hơn:
Tin cũ hơn:

 
Tin mới nhấtĐọc nhiều nhất

banner qc1