Biên bản của Fed cho thấy lo ngại về “tình trạng bất ổn cực lớn và những rủi ro đáng kể” vì coronavirus |
Các quan chức Quỹ Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed) kêu gọi hành động để giải cứu nền kinh tế khỏi nanh vuốt của virus corona, lo ngại về các tác động lâu dài của đại dịch trong đó có làn sóng lây nhiễm thứ hai và gánh nặng mà các hộ gia đình thu nhập thấp sẽ phải đối mặt, theo biên bản từ cuộc họp tháng Tư của Fed. Cuộc họp, kết thúc vào ngày 29/4, theo đó Ủy ban Thị trường mở Liên bang giữ nguyên lãi suất và cân nhắc các biện pháp trong tương lai. Biên bản cho thấy có khả năng sẽ có thêm nhiều hành động trong tương lai, dù không cho biết cụ thể khi nào. Các thành viên cho biết việc mua tài sản có thể cần “được làm rõ hơn” vào “cuối năm nay.” Sau khi hạ lãi suất chuẩn xuống gần bằng 0 khi đại dịch virus corona xảy ra, Ủy ban Thị trường mở Liên bang đã bỏ phiếu giữ lãi suất trong khoảng từ 0% đến 0.25% và sẽ không thay đổi cho đến khi kinh tế phục hồi vững vàng. Hành động này được đưa ra khi các quan chức ngân hàng trung ương ghi nhận thiệt hại quá mức virus gây ra cho nền kinh tế cũng khả năng hủy diệt trong tương lai. “Những bên tham gia nhận xét rằng, ngoài việc cân nhắc rất nhiều về hoạt động kinh tế trong thời gian tới, những ảnh hưởng kinh tế của đại dịch đã tạo ra tình trạng bất ổn rất lớn và những rủi ro đáng kể đối với hoạt động kinh tế trong trung hạn,” theo biên bản. Một lĩnh vực được đặc biệt quan tâm là những gì sẽ xảy ra trong trường hợp những ca nhiễm virus coronatăng cao vào cuối năm nay. Biên bản lưu ý có khả năng triển vọng phục hồi sẽ “bi quan hơn”. “Trong kịch bản này, làn sóng bùng phát virus corona thứ hai, với một loạt các hạn chế nghiêm ngặt khác đối với các tương tác xã hội và hoạt động kinh doanh, được cho là bắt đầu vào khoảng cuối năm, sẽ làm giảm GDP thực tế, tăng tỷ lệ thất nghiệp và tăng áp lực giảm phát trong năm tới.” Làn sóng lây nhiễm thứ hai, các quan chức lưu ý, cũng có thể ngăn cản các công ty đầu tư vốn và thuê mướn lại công nhân. Đối với những mối đe dọa cụ thể khác, bản tóm tắt cuộc họp lưu ý điểm yếu đối với ngành ngân hàng và khả năng phá sản từ các công ty phi tài chính. Một số quan chức Fed cho rằng các ngân hàng nên chuẩn bị cho loại kịch bản này bằng cách hạn chế chi trả cho cổ đông thông qua cổ tức và mua lại. Họ cũng lưu ý đến sự nguy hiểm của tỷ lệ thất nghiệp cao khi người lao động bị tách khỏi lực lượng lao động. Gánh nặng suy thoái kinh tế, có khả năng là đợt suy thoái tồi tệ nhất trong lịch sử Hoa Kỳ trong quý hai, sẽ “rơi xuống những hộ gia đình dễ bị tổn thương và bị hạn chế về tài chính nhất trong nền kinh tế.” Ngoài việc cắt giảm lãi suất, Fed đã thiết lập một loạt các chương trình cho vay và thanh khoản nhắm vào chức năng thị trường và đưa vốn cho các doanh nghiệp và cá nhân. Các quan chức ngân hàng trung ương cho biết các biện pháp này sẽ tiếp tục và có thể có các biện pháp bổ sung, đồng thời cho biết các chương trình hiện tại rất “quan trọng nhằm hạn chế mức độ nghiêm trọng” của tình trạng suy thoái kinh tế. Một số bên tham gia thị trường đã hướng đến Fed để có them “hướng dẫn cho bước đi tiếp theo, hoặc một dấu hiệu cho thấy họ sẽ làm gì để thay đổi chính sách tiền tệ. Dù tuyên bố sau cuộc họp đảm bảo giữ nguyên lãi suất cho đến khi nền kinh tế được vững vàng, biên bản phản ánh điều các thành viên cho rằng trong tương lai sẽ có nhiều mục tiêu cụ thể hơn cho tỷ lệ thất nghiệp và lạm phát. Cuộc thảo luận cũng bao gồm khả năng chỉ định một ngày cụ thể trước đó lãi suất không thể tăng. Phong Lữ lược dịch
Theo CNBC
Tin mới hơn:
Tin cũ hơn:
|