Thị trường Thứ hai, 24/01/2022, 13:00 GMT+7
Giá dầu tăng 1% do lo ngại nguồn cung thắt chặt hơn

Giá dầu tăng hôm thứ Hai, 24/1,  khi căng thẳng địa chính ở Đông Âu và Trung Đông làm tăng lo ngại về triển vọng nguồn cung vốn đã eo hẹp, trong khi OPEC và các đồng minh tiếp tục gặp khó khăn để tăng sản lượng.

j24 oil1

Dầu thô Brent giao sau tăng 87 cent (1.0%) lên $88.76/thùng lúc 0100 GMT, đảo ngược khoản giảm 0.6% vào thứ Sáu.

Dầu thô kỳ hạn WTI của Mỹ tăng 86 cent (1.0%) lên $86.00/thùng, sau khi giảm 0.5% vào thứ Sáu.

Cả hai chuẩn giá dầu thô đều tăng tuần thứ năm liên tiếp trong tuần trước, tăng khoảng 2% lên mức cao nhất kể từ tháng 10/2014. Trong năm nay giá đã tăng hơn 10% cho đến nay do lo ngại nguồn cung thắt chặt.

"Các nhà đầu tư vẫn lạc quan do rủi ro địa chính trị giữa Nga và Ukraine cũng như ở Trung Đông trong khi OPEC+ tiếp tục không đạt được mục tiêu sản lượng," theo Kazuhiko Saito, trưởng phân tích của Fujitomi Securities Co Ltd.

Ông nói: “Dự kiến nhu cầu dầu sưởi cao hơn ở Hoa Kỳ do thời tiết lạnh giá cũng làm tăng thêm áp lực.”

Thúc đẩy thêm lo ngại về gián đoạn nguồn cung ở Đông Âu, Hoa Kỳ hôm Chủ nhật cho biết họ đã ra lệnh di dời các thành viên gia đình đủ điều kiện của nhân viên khỏi đại sứ quán ở Ukraine và nói rằng tất cả công dân nên cân nhắc rời đi do mối đe dọa hành động quân sự từ Nga.

Bộ trưởng cấp cao của chính phủ Anh hôm Chủ nhật cho biết Nga sẽ phải đối mặt với các lệnh trừng phạt kinh tế nghiêm trọng nếu nước này thiết lập một chế độ bù nhìn ở Ukraine, sau khi Anh cáo buộc Điện Kremlin đang tìm cách đưa một nhà lãnh đạo thân Nga lên nắm quyền ở Ukraine.

Ở Trung Đông, Các Tiểu vương quốc Ả Rập Thống nhất (UAE) đã buộc ngừng hoạt động hầu hết các máy bay không người lái tư nhân và máy bay thể thao hạng nhẹ dùng cho mục đích giải trí trong một tháng kể từ thứ Bảy, Bộ Nội vụ cho biết, sau một cuộc tấn công bằng máy bay không người lái vào tuần trước của phiến quân Houthis vào quốc gia vùng Vịnh này.

Trong khi đó, OPEC+, nhóm Tổ chức Các nước Xuất khẩu Dầu mỏ (OPEC) cùng với Nga và các nhà sản xuất khác, đang gặp khó khăn để đạt được mục tiêu tăng sản lượng hàng tháng 400,000 thùng/ngày.

Sự tuân thủ của OPEC+ đối với việc cắt giảm sản lượng dầu đã tăng lên khoảng 122% trong tháng 12, cho thấy một số thành viên tiếp tục gặp khó khăn để nâng sản lượng.

Tại Hoa Kỳ, tồn kho xăng dầu tiếp tục giảm trong tháng trước, trong khi các công ty năng lượng giảm số giàn khoan dầu trong tuần này lần đầu tiên sau 13 tuần. Các nhà phân tích dự kiến thời tiết lạnh giá sẽ thúc đẩy nhu cầu sưởi ấm trong vài tuần tới.

Trường Sơn lược dịch
Theo Reuters

Tin liên quan:
Tin mới hơn:
Tin cũ hơn:

 
Tin mới nhấtĐọc nhiều nhất

banner qc1