Thị trường Thứ hai, 07/02/2022, 13:22 GMT+7
Dầu tăng giá do lo ngại nguồn cung thắt chặt

Giá dầu tăng vào thứ Hai, 7/2, đảo chiều các khoản giảm trước đó, do các nhà đầu tư giữ tâm lý giá tăng với kỳ vọng nguồn cung toàn cầu sẽ tiếp tục thắt chặt khi nhu cầu tăng lên và không bị ảnh hưởng bởi các dấu hiệu tiến triển trong các cuộc đàm phán hạt nhân Mỹ-Iran.

f7 oil

"Các nhà đầu tư đã thu về lợi nhuận ngắn hạn khi tin tức cho thấy tiến triển trong các đàm phán hạt nhân Mỹ-Iran, nhưng hoạt động mua mới đã bắt đầu trở lại sau những điều chỉnh kỹ thuật do nguồn cung toàn cầu dự kiến sẽ tiếp tục eo hẹp," theo Tatsufumi Okoshi, nhà kinh tế cấp cao tại Nomura.

Chính quyền của Tổng thống Mỹ Joe Biden hôm thứ Sáu đã khôi phục các lệnh miễn trừ trừng phạt đối với Iran, cho phép các dự án hợp tác hạt nhân quốc tế, khi các đàm phán về thỏa thuận hạt nhân quốc tế năm 2015 bước vào giai đoạn cuối.

Nếu Hoa Kỳ dỡ bỏ lệnh trừng phạt đối với Iran, nước này có thể đẩy mạnh các chuyến hàng chở dầu, bổ sung vào nguồn cung toàn cầu.

Dầu thô Brent tăng 60 cent (0.6%) lên $93.87/thùng lúc 0152 GMT, sau khi chạm mức cao nhất $94.00 kể từ ngày 3/10/2014 trước đó. Giá đã giảm xuống còn $92.47  trong phiên giao dịch sớm.

Dầu thô WTI của Mỹ tăng 25 cent (0.3%) lên $92.56/thùng, gần mức cao nhất trong 7 năm vào thứ Sáu, sau khi giảm xuống còn $91.36  trước đó trong phiên.

Cả hai giá chuẩn đã tăng hơn $2 vào thứ Sáu, kéo dài đợt tăng sang tuần thứ bảy vì những lo lắng gián đoạn nguồn cung do bất ổn chính trị giữa các nhà sản xuất lớn trên thế giới.

“Các nhà đầu tư dự kiến sẽ có thêm nhiều bất ngờ trong các cuộc đàm phán Mỹ-Iran và sẽ không sớm đạt được thỏa thuận,” theo Kazuhiko Saito, trưởng phân tích của Fujitomi Securities Co Ltd.

Ông nói: “Tâm lý thị trường vẫn lạc quan, các nhà ngân hàng đầu tư dự đoán dầu Brent chạm $100/thùng và nguồn cung toàn cầu tiếp tục thắt chặt do OPEC+ không đạt được mục tiêu sản lượng và Hoa Kỳ không tăng sản lượng nhiều.”

Theo các nhà phân tích, giá dầu thô, đã tăng khoảng 20% trong năm nay, có khả năng vượt $100/thùng do nhu cầu toàn cầu tăng mạnh.

Tổ chức Các nước Xuất khẩu Dầu mỏ (OPEC) và các đồng minh do Nga dẫn đầu, OPEC+, đang vật lộn để đạt được các mục tiêu bất chấp áp lực tăng sản lượng nhanh hơn từ những bên tiêu dùng hàng đầu.

Ngoài ra tại Hoa Kỳ, dù số lượng giàn khoan đã tăng kỷ lục trong 18 tháng liên tiếp, sản lượng dầu vẫn còn xa so với các mức kỷ lục trước đại dịch.

Trường Sơn lược dịch
Theo Reuters

Tin liên quan:
Tin mới hơn:
Tin cũ hơn:

 
Tin mới nhấtĐọc nhiều nhất

banner qc1