Giá dầu ổn định khi các nhà đầu tư chú ý đến các cuộc đàm phán hạt nhân Mỹ-Iran |
Giá dầu biến động trái chiều vào thứ Năm, 10/2, sau khi tăng mạnh do dự trữ dầu thô của Mỹ giảm bất ngờ trong phiên trước đó, khi các nhà đầu tư chờ đợi kết quả của các cuộc đàm phán hạt nhân Mỹ-Iran có thể nhanh chóng bổ sung nguồn cung dầu thô cho thị trường toàn cầu. Dầu thô Brent giao sau giảm 10 cent (0.1%) xuống $91.45/thùng lúc 0130 GMT, trong khi dầu thô WTI của Mỹ ở mức $89.74/thùng, tăng 8 cent. Nhu cầu phục hồi mạnh mẽ từ đại dịch virus corona khiến nguồn cung dầu toàn cầu thắt chặt, với lượng tồn kho tại các trung tâm nhiên liệu chính trên toàn cầu dao động ở mức thấp nhất trong nhiều năm. Dự trữ dầu thô của Mỹ giảm 4.8 triệu thùng trong tuần tính đến ngày 4/2, xuống 410.4 triệu thùng - mức thấp nhất đối với tồn kho thương mại kể từ tháng 10/ 2018, theo Cơ quan Thông tin Năng lượng (EIA). Các nhà phân tích trong một thăm dò của Reuters đã dự báo tăng 369,000 thùng. Dữ liệu của EIA cho thấy sản phẩm do Hoa Kỳ cung cấp - đại diện tốt nhất cho nhu cầu - đạt đỉnh 21.9 triệu thùng/ngày trong bốn tuần qua do hoạt động kinh tế mạnh trên toàn quốc. Lượng dầu thô giảm bất ngờ củng cố mức độ thắt chặt của thị trường dầu mỏ, theo nhà phân tích Edward Moya của OANDA. Ông nói, “Giá dầu thô có quá nhiều chất xúc tác hỗ trợ giá tăng lên $100 trong tương lai gần,” đề cập đến các căng thẳng địa chính trên khắp châu Âu và Trung Đông, nhu cầu cải thiện trên toàn cầu khi hoạt động du lịch bình thường nối lại ở nhiều nơi trên thế giới. Tuy nhiên, các nhà đầu tư đang theo dõi chặt chẽ kết quả các cuộc đàm phán hạt nhân Mỹ-Iran được nối lại trong tuần này. Một thỏa thuận có thể dỡ bỏ các lệnh trừng phạt của Mỹ đối với dầu Iran và giảm bớt tình trạng thắt chặt nguồn cung toàn cầu. Nhà Trắng hôm thứ Tư đã công khai gây áp lực buộc Iran nhanh chóng khôi phục thỏa thuận hạt nhân Iran 2015, nói rằng sẽ không thể quay trở lại hiệp ước nếu một thỏa thuận không được ký kết trong vòng vài tuần. “Điểm không chắc chắn cốt lõi vẫn là liệu Iran có sẵn sàng ký kết hay không,” theo nhà phân tích Henry Rome của Eurasia. Ông đồng thời cho biết thêm hãng tư vấn dự đoán 40% khả năng quay trở lại thỏa thuận. Ngoài ra, Tổng thống Hoa Kỳ Joe Biden và Quốc vương Salman của Saudi Arabia đã thảo luận về nguồn cung năng lượng và sự phát triển ở Trung Đông, bao gồm cả Iran và Yemen, trong một cuộc điện đàm hôm thứ Tư. Quốc vương Salman cũng nói về việc duy trì cân bằng và ổn định trên thị trường dầu mỏ đồng thời nhấn mạnh sự cần thiết phải duy trì thỏa thuận nguồn cung OPEC+, hãng thông tấn nhà nước SPA cho biết. Trường Sơn lược dịch
Theo Reuters
Tin mới hơn:
Tin cũ hơn:
|