Thị trường Thứ ba, 15/02/2022, 10:25 GMT+7
Giá dầu giảm do chốt lời, mọi con mắt đổ dồn vào Nga, Ukraine

Giá dầu giảm hôm thứ Ba, 15/2,  khi các nhà đầu tư chốt lời từ đợt tăng ngày hôm trước lên mức cao nhất trong bảy năm và thị trường chứng khoán toàn cầu lao dốc, dù các khoản giảm bị giới hạn do lo ngại Nga có thể xâm lược Ukraine và làm gián đoạn nguồn cung.

f15 oil

Dầu thô Brent giao sau ở mức $96.19/thùng lúc 005 GMT, giảm 29 cent (0.3%) sau khi tăng $2.04 vào thứ Hai.

Dầu thô WTI của Mỹ giảm 36 cent (0.4%) xuống $95.10/thùng sau khi tăng $2.36 ngày hôm trước.

Cả hai mức giá chuẩn đều đạt mức cao nhất kể từ tháng 9/2014 vào thứ Hai, với dầu Brent chạm $96.78 và WTI đạt $95.82.

Nga là một trong những nhà sản xuất dầu khí lớn nhất thế giới và lo ngại nước này có thể xâm lược Ukraine đang đẩy giá dầu tiến tới $100 USD/thùng, mức chưa từng thấy kể từ năm 2014.

“Các nhà đầu tư đã thu được lợi từ đợt tăng giá hôm thứ Hai dù họ do dự trong việc mua các vị thế bán mới do căng thẳng gia tăng ở Đông Âu,” theo Hiroyuki Kikukawa, tổng giám đốc bộ phận nghiên cứu của Nissan Securities.

 “Các thị trường dầu mỏ có thể chứng kiến sự điều chỉnh thực sự nếu thỏa thuận hạt nhân Iran-Hoa Kỳ được thống nhất hoặc thị trường chứng khoán toàn cầu tiếp tục giảm trong bối cảnh lo ngại về lạm phát và chính sách tiền tệ thắt chặt hơn của các ngân hàng trung ương.”

Các nhà quản lý danh mục đầu tư vẫn lạc quan về triển vọng giá dầu. Nhưng giá đã tăng hơn 30% trong chưa đầy ba tháng và ngày càng có nhiều lo ngại về lạm phát và lãi suất tăng, khiến các nhà quản lý quỹ phải chốt lời vào tuần trước.

Các nhà đầu tư cũng theo dõi các đàm phán giữa Hoa Kỳ và Iran. Ngoại trưởng Iran cho biết Iran đang "chạy nước rút" để đạt được một thỏa thuận nhanh chóng trong các đàm phán hạt nhân ở Vienna, với điều kiện lợi ích quốc gia của họ được bảo vệ.

Chứng khoán toàn cầu giảm hôm thứ Hai do Hoa Kỳ cảnh báo Nga có thể sớm xâm lược Ukraine.

Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelenskiy kêu gọi người dân Ukraine treo cờ ở các tòa nhà và đồng thanh hát quốc ca vào ngày 16/2, ngày một số phương tiện truyền thông phương Tây cho rằng Nga có thể bắt đầu một cuộc xâm lược.

Một số tổ chức truyền thông phương Tây dẫn lời các quan chức Mỹ và các quan chức khác về ngày này khi các lực lượng Nga sẵn sàng cho một cuộc tấn công.

Trong khi đó, Giám đốc Cơ quan Năng lượng Quốc tế (IEA) Fatih Birol kêu gọi OPEC+, Tổ chức Các nước Xuất khẩu Dầu mỏ và các nhà sản xuất đồng minh, thu hẹp khoảng cách giữa lời nói và hành động.

Theo JP Morgan Global Equity Research, thiếu hụt sản lượng và những lo ngại về công suất dự phòng của OPEC+ có khả năng khiến thị trường dầu thắt chặt và giá có thể chạm $125/thùng ngay trong quý hai năm nay.

Trường Sơn lược dịch
Theo Reuters

Tin liên quan:
Tin mới hơn:
Tin cũ hơn:

 
Tin mới nhấtĐọc nhiều nhất

banner qc1