Thị trường Thứ năm, 14/10/2021, 10:50 GMT+7
Giá dầu sắp đạt định. Điều đó sẽ không cứu được thế giới

Sự chuyển dịch sang năng lượng sạch đang khiến ngành dầu mỏ suy giảm. Nhưng thế giới cần một kế hoạch tham vọng hơn nhiều để cứu khí hậu và đạt được mức phát thải ròng bằng không đến năm 2050.

o14 oil

Đó là theo Cơ quan Năng lượng Quốc tế, trong triển vọng năng lượng toàn cầu công bố hôm thứ Tư, 13/10, cho biết cần hành động khí hậu tích cực hơn khi các lãnh đạo thế giới chuẩn bị cho hội nghị thượng đỉnh COP26 ở Glasgow vào tháng 11.

 “Động lực năng lượng sạch cực kỳ đáng khích lệ của thế giới đang đối đầu với sự thống trị của nhiên liệu hóa thạch trong các hệ thống năng lượng của chúng ta. Các chính phủ cần giải quyết vấn đề này tại COP26 bằng cách đưa ra một tín hiệu rõ ràng và không thể nhầm lẫn rằng họ cam kết mở rộng tăng cường các công nghệ sạch và bền bĩ trong tương lai," theo Giám đốc điều hành Fatih Birol.

Hơn 50 quốc gia và Liên minh châu Âu đã cam kết đáp ứng các mục tiêu không phát thải ròng. Nếu họ tuân thủ những cam kết đó, đến năm 2025 nhu cầu về nhiên liệu hóa thạch sẽ đạt đỉnh, nhưng lượng khí thải CO2 toàn cầu sẽ chỉ giảm 40% đến năm 2050, con2 rất nhiều so với con số 0 ròng.

Theo kịch bản đó, thế giới sẽ vẫn tiêu thụ 75 triệu thùng dầu mỗi ngày đến năm 2050 - chỉ ít hơn 25 triệu thùng mỗi ngày so với hiện nay.

Lĩnh vực năng lượng đã được đẩy mạnh trong những tuần gần đây nhờ giá tăng mạnh.

Giá khí đốt tự nhiên ở châu Âu và châu Á tăng vọt, trong khi giá than ở Trung Quốc đang ở mức kỷ lục, giúp đẩy giá dầu lên mức cao nhất kể từ năm 2014, khi một số nhà cung cấp năng lượng chuyển sang sử dụng dầu để sản xuất điện.

Nhưng báo cáo của IEA có một cảnh báo đối với ngành nhiên liệu hóa thạch. Nhu cầu dầu đạt đỉnh theo mọi kịch bản cơ quan này đã nghiên cứu, và nếu các quốc gia tuân thủ các cam kết khí hậu, thời điểm đó sẽ đến chỉ sau vài năm.

Những gì cần thiết

Ngay bây giờ, đầu tư vào các dự án năng lượng sạch và cơ sở hạ tầng vẫn chưa đủ. IEA cho biết việc phát triển các mỏ dầu mới hoặc các dự án khai thác than phải dừng lại nếu thế giới hạn chế trái đất nóng lên 1.5 độ C.

Theo ông Birol, “Có nguy cơ thị trường năng lượng toàn cầu sẽ thêm hỗn loạn. Chúng ta không đầu tư đủ để đáp ứng nhu cầu năng lượng trong tương lai, và những bất ổn này đang tạo tiền đề cho một giai đoạn đầy biến động phía trước."

Ông Birol cho rằng để đạt phát thải ròng bằng 0, đầu tư vào năng lượng sạch cần tăng hơn gấp ba lần trong thập kỷ tới. Khoảng 70% chi tiêu đó se4 ở các nền kinh tế đang phát triển "nơi tài chính khan hiếm và vốn vẫn đắt hơn tới bảy lần so với các nền kinh tế tiên tiến."

Trong báo cáo của mình IEA cho biết: “Con đường phía trước còn hẹp và nhiều khó khăn, đặc biệt nếu đầu tư tiếp tục không đủ.” Tuy nhiên, vẫn còn "hy vọng" nếu các nhà lãnh đạo chính phủ lên tiếng vào tháng tới.

Khoản gia tăng đầu tư cần thiết phần lớn sẽ được "thực hiện bởi các nhà phát triển tư nhân, người tiêu dùng và các nhà tài chính phản ứng trước các tín hiệu thị trường và chính sách do chính phủ đặt ra." Họ sẽ cần "một tín hiệu không thể nhầm lẫn từ Glasgow," nơi các lãnh đạo thế giới sẽ tụ họp vào tháng 11 cho các cuộc thảo luận quốc tế về khí hậu, IEA nhấn mạnh.

Động lực đã được xây dựng trước COP26 để thực hiện những biện pháp cứng rắn hơn, như đặt ngày kết thúc việc sử dụng than, nhiên liệu carbon nhiều nhất. Tuy nhiên, các cuộc đàm phán đã trở nên phức tạp bởi cuộc khủng hoảng năng lượng gần đây, gây lo ngại các doanh nghiệp có thể phải đóng cửa và người tiêu dùng sẽ phải đối mặt với các hóa đơn tăng vọt trong mùa đông này.

Tháng trước, Trung Quốc hứa sẽ không xây dựng bất kỳ dự án nhiệt điện than mới nào ở nước ngoài. Tuy nhiên, trong nỗ lực nhằm xoa dịu cuộc khủng hoảng năng lượng ngày càng trầm trọng, Bắc Kinh gần đây đã ra lệnh cho các mỏ khai thác tăng cường sản xuất.

IEA dự báo đến năm 2030 nhu cầu than sẽ giảm 10% nếu các quốc gia tuân thủ các cam kết về khí hậu của họ. Để giữ cho nhiệt độ tăng ở mức 1.5 độ C và ngăn chặn thảm họa khí hậu, việc sử dụng than cần giảm 55%.

Khánh Lâm lược dịch
Theo CNN

Tin liên quan:
Tin mới hơn:
Tin cũ hơn:

 
Tin mới nhấtĐọc nhiều nhất

banner qc1