Thị trường Thứ sáu, 08/10/2021, 10:13 GMT+7
Giá dầu leo thang do chuyển đổi từ khí đốt và hoài nghi việc Hoa Kỳ giải phóng kho dự trữ

Giá dầu tăng vào thứ Sáu, 8/10, tiến đến khoản tăng 4.2% trong tuần do có dấu hiệu một số ngành đã bắt đầu chuyển từ khí đốt giá cao sang dầu và hoài nghi chính phủ Mỹ sẽ giải phóng dầu trong nguồn dự trữ chiến lược của mình.

o8 oil

Giá dầu thô kỳ hạn WTI của Mỹ tăng 84 cent (1.1%) lên $79.14/thùng lúc 0122 GMT.

Dầu thô Brent giao sau tăng 80 cent (1%), lên $82.75/thùng.

Cả hai giá hợp đồng đã tăng khoảng 1.1% vào thứ Năm khi thị trường tiếp tục tăng và đang trên đà tăng 4% trong tuần này.

"Giá dầu tăng sau khi Bộ Năng lượng Hoa Kỳ cho biết ‘lúc này' họ không có kế hoạch chạm vào nguồn dự trữ dầu chiến lược của Hoa Kỳ để hạ nhiệt đà tăng của giá dầu," nhà phân tích Vivek Dhar của Commonwealth Bank cho biết trong một lưu ý.

Nhìn chung, đà tăng trong tuần được thúc đẩy bởi giá khí đốt tăng cao khuyến khích một số ngành chuyển sang sử dụng dầu và để sản xuất điện, cùng với quyết định của Tổ chức Các nước Xuất khẩu Dầu mỏ và các đồng minh do Nga dẫn đầu, OPEC+, sẽ giữ nguyên kết hoạch chỉ bổ sung thêm 400,000 thùng/ngày trong tháng 11.

Theo các nhà phân tích, giá khí đốt tăng mạnh và mức độ chuyển đổi nhiên liệu từ khí đốt sang dầu sẽ là yếu tố chính cần theo dõi lúc này.

“Việc tăng tốc chuyển đổi từ khí đốt sang dầu có thể thúc đẩy nhu cầu sử dụng dầu thô để sản xuất điện trong mùa đông bắc bán cầu sắp tới,” đồng thời cho biết dự trữ sản phẩm chưng cất của Hoa Kỳ, gồm dầu diesel và dầu sưởi, đang ở mức thấp nhất trước mùa đông kể từ năm 2000,” theo nhà phân tích hàng hóa của ANZ.

Các nhà phân tích của JP Morgan lưu ý họ vẫn chưa nghe thấy tin tức về việc chuyển đổi từ khí đốt sang dầu đáng kể trong lĩnh vực năng lượng châu Âu.

"Điều này nghĩa là ước tính nhu cầu 750,000 thùng/ngày chuyển từ khí đốt sang dầu trong điều kiện mùa đông bình thường của chúng tôi có thể bị phóng đại đáng kể", các nhà phân tích của JP Morgan cho biết trong một lưu ý.

Trường Sơn lược dịch
Theo Reuters

Tin liên quan:
Tin mới hơn:
Tin cũ hơn:

 
Tin mới nhấtĐọc nhiều nhất

banner qc1