Doanh nghiệp Thứ hai, 08/03/2021, 12:41 GMT+7
Chủ nghĩa bảo hộ tài nguyên thiên nhiên đang gia tăng và có thể gây nguy hiểm cho hàng hóa

Một nghiên cứu mới đã chỉ ra rằng các quốc gia giàu tài nguyên thiên nhiên đã ngày càng trở nên bảo hộ trong năm qua khi Covid-19 đe dọa nền kinh tế những nước này.

m8 protect

Một báo cáo do công ty tư vấn rủi ro Verisk Maplecroft công bố hôm 4/3/2021 cho thấy trong suốt năm 2020, chủ nghĩa dân tộc tài nguyên “gia tăng đáng kể” ở 34 quốc gia, và đại dịch làm trầm trọng thêm xu hướng can thiệp của chính phủ vốn đã hiện hữu.

Verisk Maplecroft xác định 18 trong số 34 quốc gia phụ thuộc vào khoáng sản hoặc hydrocacbon họ xuất khẩu, và dự đoán mối đe dọa của chủ nghĩa biệt lập sẽ gia tăng trong những năm sắp tới khi các chính phủ cố gắng lấp đầy những lỗ hỏng tài khóa sau đại dịch.

Theo báo cáo, lĩnh vực khai khoáng sẽ phải chịu gánh nặng của các biện pháp mới, với một số nhà sản xuất đồng và quặng sắt hàng đầu thế giới, đặc biệt là ở châu Phi và Nam Mỹ, nằm trong số 10 quốc gia có nguy cơ cao nhất.

“Hoàn toàn có thể hiểu được các chính phủ đang tìm kiếm nguồn thu bổ sung trong những thời điểm tài chính eo hẹp này,” theo Verisk’s Hugo Brennan, Trưởng phòng Rủi ro Khai thác.

“Giá hàng hóa đã có một khởi đầu tuyệt vời khi sang năm 2021 và điều này chắc chắn đặt lĩnh vực khai thác vào tầm ngắm của các chính phủ quốc gia.”

Top 10 trong Chỉ số Chủ nghĩa Dân tộc Tài nguyên của Verisk Maplecroft gồm Venezuela, Cộng hòa Dân chủ Congo, Nga, Zambia, Zimbabwe, Kazakhstan, Triều Tiên, Tanzania, Bolivia và Papua New Guinea.

Theo các nhà phân tích Mariano Machado và Jimena Blanco của Verisk Americas: “Đây là những quốc gia có nhiều khả năng sử dụng những công cụ thô nhất trong các lựa chọn của chủ nghĩa dân tộc tài nguyên, như tước quyền sở hữu trực tiếp mà không đền bù hoặc đền bù không đủ.”

Trong những năm gần đây, Triều Tiên đã công bố kế hoạch năm năm mới các nhà phân tích cho rằng xác nhận quyết định tăng cường khả năng tự cung tự cấp và tập trung hơn nữa quyền kiểm soát nền kinh tế.

Trong khi đó, Zambia bị lôi kéo vào một cuộc tranh chấp pháp lý kéo dài với Vedanta Resources về nỗ lực thanh lý Konkola Copper Mines của công ty.

Chính phủ của Tổng thống Edgar Lungu cũng đe dọa sẽ đình chỉ giấy phép vận hành mỏ đồng Mopani của Glencore vào tháng 4/2020, trong bối cảnh căng thẳng về việc sử dụng tài sản này với tư cách là nhà sản xuất điều phối thị trường.

Theo Aleix Montana, nhà phân tích về châu Phi: “Động thái tiếp theo nhằm mua lại phần lớn cổ phần của Mopani nhấn mạnh mong muốn của Tổng thống Lungu tăng cường kiểm soát nhà nước đối với các tài sản khai thác chiến lược ở Zambia và không làm tổn hại đến danh tiếng dân túy của ông này.”

Theo dữ liệu từ IMF do Verisk tổng hợp, các thị trường mới nổi và các nền kinh tế đang phát triển kết thúc năm 2020 với tổng thu nhập chính phủ giảm trung bình 10.9 điểm phần trăm so với cùng kỳ năm trước. Các khu vực bị ảnh hưởng nặng nề nhất là châu Phi cận Sahara, với 12.55 điểm phần trăm và châu Mỹ Latinh với 8.7 điểm phần trăm.

Ngoài các quốc gia phụ thuộc nhiều vào xuất khẩu tài nguyên ở trên, theo chỉ số, sự can thiệp mạnh mẽ hơn nhưng mang nhiều sắc thái hơn của chủ nghĩa dân tộc đối với nguồn tài nguyên cũng diễn ra ở nhiều nền kinh tế đa dạng hơn trong năm qua.

Blanco cho biết: “Các quốc gia cần theo dõi  sát sao nhất là các khu vực khai thác có cả hai nét đặc trưng: suy thoái kinh tế có liên quan đến Covid và các hình thức chủ nghĩa dân tộc tài nguyên ít rõ ràng hơn gia tăng.”

“Chính phủ ở những quốc gia này ngày càng sẵn sàng can thiệp vào nền kinh tế, sử dụng hình thức chiếm đoạt gián tiếp hoặc yêu cầu gia tăng các yêu cầu về bản địa - mở ra cánh cửa cho con đường chủ nghĩa dân tộc tài nguyên phức tạp hơn nhưng không ổn định.”

Ở Nam Mỹ, việc triển khai những cơ chế “ít cùn hơn” này có xu hướng được thúc đẩy bởi một trong hai yếu tố, các nhà phân tích gợi ý: hệ tư tưởng, như với Mexico hoặc Argentina; hoặc áp lực cộng đồng từ các khu vực khai thác mỏ hoặc xã hội rộng hơn, như ở Chile và Colombia.

Tuy nhiên, ở khu vực châu Phi cận Sahara, có nhiều động lực tiềm ẩn phức tạp hơn.

Báo cáo giải thích: “Chẳng hạn, chủ nghĩa can thiệp ở Liberia và Mauritania được thúc đẩy bởi những thiếu sót trong quản trị cơ cấu, chứ không phải tình cảm dân tộc chủ nghĩa.”

“Ở Mali, những mối quan tâm chính trị của chính phủ chuyển tiếp chính là vấn đề, trong khi ở Guinea, đó là nhu cầu tối đa hóa doanh thu từ bauxite - cả hai quốc gia đang muốn xem xét lại các hợp đồng hiện có.”

Những biện pháp dân tộc chủ nghĩa thông qua áp lực xã hội có xu hướng tinh vi hơn, nhưng cũng mang lại nhiều rủi ro cho các công ty khai thác mỏ, theo các nhà phân tích của Verisk. Họ sử dụng ví dụ cuộc tranh luận về quyền sử dụng nước ở Chile có khả năng làm tăng gánh nặng pháp lý và chi phí hoạt động cho các công ty trong thập kỉ tiếp theo.

Dù đại dịch virus corona không phải là yếu tố duy nhất thúc đẩy chủ nghĩa dân tộc gần đây, đại dịch đã thúc đẩy một xu hướng được phản ánh trong chỉ số kể từ năm 2017.

Verisk dự kiến xu hướng này sẽ tăng mạnh trong hai năm tới. Trong "các nền kinh tế khai thác cho thuê", những nền kinh tế chủ yếu lấy doanh thu chính phủ từ khai thác, các chính phủ đã phát triển xu hướng xoay sang ngành khai thác mỏ để hỗ trợ tài chính công.

Tuy nhiên, các nhà phân tích cho rằng những công ty khai thác sẽ cần theo dõi chặt chẽ các yếu tố ESG (môi trường, xã hội và quản trị) ở các nền kinh tế mới nổi đa dạng nơi các phương pháp can thiệp kín đáo hơn của nhà nước trở thành công cụ được lựa chọn.

 “Những vấn đề xung quanh phân phối thu nhập, đói nghèo, tiếp cận giáo dục và chăm sóc sức khỏe - có thể kích hoạt các quá trình chính trị xã hội đòi hỏi nhiều hơn từ nhà nước.”

Phong Lữ lược dịch
Theo CNBC

Tin liên quan:
Tin mới hơn:
Tin cũ hơn:

 
Tin mới nhấtĐọc nhiều nhất

banner qc1