Chiến tranh thương mại: Tăng trưởng của Đông Nam Á có thể là nạn nhân kế tiếp |
Đối với những nền kinh tế lớn nhất Đông Nam Á, năm 2018 không phải là như thế này. Nếu một cuộc chiến thương mại đang mở rộng còn chưa đủ để vật lộn, làn sóng thắt chặt chính sách toàn cầu, giá dầu mạnh và các vấn đề chính trị trong nước đang gây áp lực lên triển vọng tăng trưởng của khu vực. Các nhà hoạch định chính sách đang viết lại chiến lược vì bất ổn gia tăng, trong một số trường hợp nhấn mạnh hơn đến ổn định tiền tệ hay thậm chí còn là thay đổi cơ cấu. F. Tổn thất Đông Nam Á đang chìm ngập trong cơn hỗn loạn thị trường mới nổi
Nguồn: Số liệu do Bloomber tổng hợp Lưu ý: Số liệu đến 4pm HKT, 14/7. “Khi những nguy cơ chiến trang thương mại đang dần trở thành hiện thực, điều này cho thấy xuất khẩu sẽ gặp trở ngại lớn hơn,” theo Tamara Henderson, một nhà kinh tế tại Bloomberg Economics ở Singapore. “Đầu tư, vốn đã tơi bời vì chính sách tiền tệ chặt hơn, có thể cũng sẽ là một nạn nhân.” Theo ông Henderson, những bất ổn trong bầu cử tại Indonesia và Thailand cũng như các câu hỏi xung quanh quyết tâm củng cố tài chính từ chính phủ mới của Malaysia có thể tăng thêm lo ngại của nhà đầu tư trong khu vực cho đến hết năm 2018. Triển vọng tăng trưởng của sáu nền kinh tế lớn nhất Đông Nam Á đang bị thử thách như thế nào Indonesia GDP quý 1 (Tính theo năm): 5.1% Dự báo 2018 của ngân hàng trung ương: 5.1-5.2% Khảo sát trung gian của Bloomberg, 2018: 5.3% Các nhà hoạch định chính sách ở Indonesia đang nỗ lực trấn áp những suy đoán xung quanh tăng trưởng khi họ chuyển hướng tập trung thúc đẩy ổn định tài chính trong bối cảnh đồng rupiad đang mất giá. Thâm hụt tài khoản vãng lai gia tăng và dòng chảy đầu tư ra ngoài đang khiến lãi suất tăng thêm trong năm 2018. Lời hứa giảm chi tiêu và hạn chế nhập khẩu của chính phủ có thể sẽ gây tổn hại hơn cho tăng trưởng. Quyết định tiếp theo của Ngân hàng Indonesia sẽ vào thứ Năm. Malaysia GDP quý 1 (Tính theo năm): 5.4% Dự báo 2018 của ngân hàng trung ương: 5.5-6% Khảo sát trung gian của Bloomberg, 2018: 5.5% Tình trạng không chắc chắc bao trùm Malaysia, nơi chính phủ vừa nắm quyền được hai tháng chỉ mới bắt đầu đưa ra một bức tranh chính sách kinh tế rõ ràng hơn. Khoản thuế doanh số mới dự kiến áp dụng cuối năm nay có thể khiến chi tiêu người tiêu dùng chậm lại, và khi nhiều dự án cơ sở hạ tầng đang lung lay, triển vọng đầu tư và chi tiêu chính phủ cũng mịt mờ. Dù Ngân hàng Negara Malaysia giữ lãi suất chuẩn không đổi trong tuần trước, các nhà phân tích đã giảm các dự đoán tăng trong bối cảnh triển vọng tăng trưởng chậm và lạm phát yếu. Một quan điểm ôn hòa hơn từ ngân hàng trung ương sẽ đi ngược với các xu hướng trong khu vực và trên thế giới. Philippines GDP quý 1 (Tính theo năm): 6.8% Dự báo 2018 của ngân hàng trung ương: 7-8% Khảo sát trung gian của Bloomberg, 2018: 6.7% Lạm phát vượt trần đang khiến ngân hàng trung ương Philippines cho rằng tình trạng phát triển nóng có thể đã xảy ra. Giá tăng nhanh cũng lấn át tăng trưởng kinh tế vững vàng, đặc biệt nếu ngân hàng trung ương buộc phải nâng lãi suất nhanh hơn. Lần tăng thứ ba trong năm nay hiện có khả năng là quyết định vào ngày 9/8. Singapore GDP quý 2 (Tính theo năm): 3.8% Dự báo 2018 của ngân hàng trung ương: 2.5-3.5% Khảo sát trung gian của Bloomberg, 2018: 3.1% Dù các nhà kinh tế nhận thấy tăng trưởng Singapore ổn định trong năm 2018, nửa cuối năm có thể lao dốc. Những hạn chế trong thị trường bất động sản gần đây của Singapore có thể tổn hại đến tâm lý và ảnh hưởng đến chi tiêu người tiêu dùng. Singapore có thể cũng gặp khó khăn để đẩy mạnh lòng tin của nhà sản xuất, những người vốn đã có kỳ vọng xuống thấp sau khi thương mại toàn cầu mạnh hơn dự kiến trong năm 2017. “Chúng tôi đã dự báo tăng trưởng chậm hơn trong nửa cuối năm, nhưng những chuyển biến thương mại tiêu cực đang gia tăng nguy cơ đi xuống,” theo các nhà kinh tế tại Standard Chartered Plc, Singapore. “Các đơn hàng xuất khẩu trong các báo cáo PMI cũng đã giảm.” Thailand GDP quý 1 (Tính theo năm): 4.8% Dự báo 2018 của ngân hàng trung ương: 4.4% Khảo sát trung gian của Bloomberg, 2018: 4.2% Kinh tế Thailand tương đối không đồng nhất với khu vực, với tăng trưởng hàng năm trong quý một đạt 4.8%, mức nhanh nhất trong năm năm. Lạm phát gần đây chỉ vừa bước vào khoảng mục tiêu 1-4% của ngân hàng trung ương, tạo khoản trống cho các nhà hoạch định chính sách giữ lãi suất gần mức thấp kỷ lục họ vẫn duy trì từ năm 2015. “Tăng trưởng kinh tế ở Thailand sẽ vẫn mạnh trong tương lai gần, nhưng tăng trưởng toàn cầu chậm lại và bất ổn chính trị gia tăng cho thấy lần tăng gần đây sẽ mất đà vào năm sau,” theo các nhà kinh tế tại Capital Economics Ltd. Thailand, dưới sự quản lý của chính quyền quân sự sau cuộc đảo chính vào tháng 5/2014, dự kiến sẽ có một cuộc bầu cử vào đầu năm sau. Việt Nam GDP quý 2 (Tính theo năm): 6.8% Dự báo 2018 của ngân hàng trung ương: 6.5%-6.7% Khảo sát trung gian của Bloomberg, 2018: 6.8% Mậu dịch của Việt Nam chiếm khoảng 200% GDP, điều này khiến kinh tế Việt Nam đặc biệt nhạy cảm với bất kỳ căng thẳng nào đe dọa các chuỗi cung ứng toàn cầu. Kinh tế Việt Nam đặc biệt sẽ đi cùng với suy thoái tăng trưởng của Trung Quốc vì những hiệu ứng dây chuyền trong thương mại khu vực và đồng thời cũng đã cảm nhận áp lực từ lãi suất tăng của Mỹ. Tăng trưởng giảm trong quý hai so với ba tháng trước do sản lượng khai mỏ và đầu tư chính phủ giảm. Chính phủ dự kiến tăng trưởng sẽ chậm hơn trong quý hai và đang bổ sung các biện pháp nhằm thúc đẩy việc kinh doanh, theo Tổng Cục Thống kê. Trường Sơn lược dịch
Theo Bloomberg
Tin mới hơn:
Tin cũ hơn:
|