Thị trường Thứ ba, 03/07/2018, 10:54 GMT+7
Giá dầu tăng vì tình hình Libya, nhưng nhu cầu giảm vẫn kềm giữ thị trường

Giá dầu tăng vào thứ Ba, 3/7, sau khi Libya tuyên bố tình trạng bất khả kháng đối với một số nguồn cung dầu của nước này, dù sản lượng dầu tăng chung của OPEC và nhu cầu chậm lại vẫn kềm giữ thị trường.

jl3 oil

Giá dầu thô Brent kỳ hạn LCOc1 ở mức $77.71/thùng lúc 0217 GMT, tăng 41 cents (0.5%) so với lần đóng cuối.

Giá dầu Mỹ WTI kỳ hạn CLc1 tăng 57 cent (0.8%) lên $74.51.

“Cuộc chiến quyền lực giữa National Oil Corp tại Tripoli được quốc tế công nhận và kiểm soát việc bán hàng xuất khẩu với tập đoàn Đông NOC ở Banghazi đang nắm giữ cơ sở này… xóa đi khoản tăng dự kiến của OPEC và liên minh,” theo Stephen Innes, người đứng đầu bộ phận Giao dịch châu Á – Thái Bình Dương tại hãng môi giới OANDA, Singapore.

Sản lượng tháng Sáu của OPEC ở mức 32.32 triệu thùng/ngày, tăng 320,000 thùng/ngày so với tháng Năm. Tổng sản lượng tháng Sáu đạt mức cao nhất kể từ tháng 1/2018.

National Oil Corporation (NOC) tuyên bố tình trạng bất khả kháng đối với việc xếp hàng từ các cảng Zueitina và Hariga, khiến sản lượng tổng cộng mất 850,000 thùng/ngày do các mỏ và cảng miền đông đóng cửa.

Các bên giao dịch cũng theo dõi sản xuất dầu Mỹ, vốn đã tăng 30% trong hai năm vừa qua lên 10.9 triệu thùng/ngày, bù được cho một số gián đoạn nguồn cung gần đây.

Tuy nhiên, theo các nhà phân tích, nhìn chung chính sách sản xuất của OPEC cũng như những gián đoạn nguồn cung bất ngờ hiện là các yếu tố chính tác động lên giá.

“Trong ngắn hạn, mức sản xuất dầu của OPEC – sử dụng năng lực dự trữ từ Saudi Arabia, Iraq, UAE, Kuwait (và Nga), cũng như những gián đoạn không chủ đích ở Libya, Venezuela, Iran – là những yếu tố quan trọng hơn tác động lên giá dầu thô,” theo Goldman Sachs.

Nhu cầu suy giảm

Điều đang trở thành một mối lo ngại, ít nhất đối với các nhà sản xuất, là nhu cầu suy thoái có thể kết thúc nhiều năm với các kỷ lục liên tục.

“Tăng trưởng nhu cầu xăng dầu Mỹ chậm lại đáng kể còn 385,000 thùng/ngày trong tháng Tư, so với tăng trưởng hơn 730,000 thùng/ngày tính theo năm trong quý 1,” theo ngân hàng Barclays, đồng thời cho biết thêm điều này chủ yếu là do giá năng lượng cao hơn.

Ở châu Á, khu vực tiêu thụ dầu hàng đầu thị trường, dầu nhập khẩu đường biển đang giảm từ tháng Năm, do giá cao khiến người tiêu dùng nhụt chí cũng như tranh chấp thương mại leo thang giữa Hoa Kỳ và Trung Quốc bắt đầu tác động lên nền kinh tế.

“Có những dấu hiệu cho thấy tăng trưởng ở Trung Quốc chậm lại trong những tháng gần đây, đặc biệt trong chi tiêu cho cơ sở hạ tầng của chính quyền địa phương. Tôi cho rằng đầu tư cơ sở hạ tầng khá tốn kém năng lượng, và có lẽ vì thế có tác động dây chuyền lên nhu cầu dầu,” theo Frederic Neumann, Đồng trưởng ban nghiên cứu Kinh tế châu Á tại HSBC, Hong Kong.

“Tuy nhiên, ở giai đoạn này, dường như do nhu cầu châu Á yếu đi hơn là nguồn cung giảm mạnh,” ông nói thêm.

Trường Sơn lược dịch
Theo Reuters

Tin liên quan:
Tin mới hơn:
Tin cũ hơn:

 
Tin mới nhấtĐọc nhiều nhất

banner qc1