Thị trường Thứ năm, 05/07/2018, 15:37 GMT+7
Thặng dư thương mại khổng lồ của Đức “bắt đầu có hại”

Nước Đức xuất khẩu nhiều hơn nhập khẩu đang trở thành vấn đề lớn đối với kinh tế của nước này, theo một giám đốc từ Viện Ifo.

jl5 german

“Thặng dư thương mại đang biến thành một vấn đề ngày càng lớn, không chỉ với Hoa Kỳ mà với cả những đối tác thương mại khác, cũng như Liên Minh châu Âu,” theo Gabriel Felbermayr, giám đốc Trung tâm Ifo thuộc viện Kinh tế Quốc tế.

“Thặng dư đang trở thành có hại, và ngay trong nước Đức, nhiều người cho rằng chúng ta cần làm gì đó để hạ thấp thặng dư. Điều này đang trở thành một gánh nặng hơn là điều hữu ích.”

Nền kinh tế sản xuất, hướng đến xuất khẩu của Đức và thặng dư thương mại – giá trị xuất khẩu vượt qua giá trị hàng nhập khẩu – từ lâu đã là đối tượng bị chỉ trích và Berlin luôn chịu áp lực phải khuyến khích thêm chi tiêu trong nước và tăng cường nhập khẩu.

Thặng dư thương mại được xem là điều khuyến khích chủ nghĩa bảo hộ và khiến các vấn đề kinh tế ở những quốc gia khác xấu đi.

Thặng dư thương mại

Thặng dư thương mại của Đức giảm trong năm 2017 lần đầu tiên kể từ năm 2009, còn 300.9 tỷ USD, theo số liệu công bố vào tháng Hai của Văn phòng Thống kê Liên bang Đức. Dù vậy, thặng dư thương mại của nước này với Mỹ là 64 tỷ USD.

“Chắc chắn, có những khoảng trống trong lĩnh vực cơ sở hạ tầng, trường học cần được cải tạo và nhiều hơn nữa, nhưng điều chúng tôi thật sự lo ngại là nước Đức không đủ hấp dẫn đối với đầu tư doanh nghiệp,” ông Felbermayr nói.

Ngoài ra, theo ông, chính phủ Đức dưới thời Thủ tướng Angela Merkel cần hiện đại hóa các quy tắc quản lý kinh tế, bãi bỏ quy định và sẳn sàng cho đổi mới công nghệ.

Chiến tranh thương mại

Mất cân bằng thương mại đã khiến Tổng thống Donald Trump trong những tháng gần đây đe dọa áp thuế lên hàng nhập khẩu đến từ những đối tác thương mại lớn nhất và thân cận nhất của Mỹ, từ hàng hóa công nghệ Trung Quốc đến ô tô châu Âu.

Trung Quốc, Liên minh châu Âu, Canada và Mexico đều đe dọa có những biện pháp trả đũa. Đồng hồ đang điểm khi các khoản thuế Mỹ áp lên 34 tỷ USD hàng nhập khẩu Trung Quốc có hiệu lực vào ngày 6/7; Trung Quốc cho biết họ sẽ trả đũa tương tự cùng ngày.

Theo Eric Lonergan, giám đốc quỹ đầu tư vỹ mô tại M&G, ông Trump có thể được các nước châu Âu xoa dịu khi hứa giải quyết các thặng dư tài khoản vãng lai của họ. Thặng dư tài khoản vãng lai là chỉ số rộng hơn của thặng dư thương mại, cộng thêm thu nhập từ các đầu tư nước ngoài và thanh toán chuyển khoản.

“Khi nói đến thặng dư thương mại, sự thật là không chỉ nước Đức – trung và đông Âu, nếu nhìn vào Hungary, Ba Lan và Cộng hòa Czech, tính chung trước kia họ có một khoản thâm hụt tài khoản vãng lai lớn và nay họ lại có thặng dư tài khoản vãng lai lớn. Italy cũng có thặng dư tài khoản vãng lai lớn, bề ngoài là thế - vì thế, đó là hiện tượng “Đức hóa” của toàn châu Âu,” ông Lonergan nói.

Ông Lonergan đề xuất một giải pháp theo ông nước Đức có thể dẫn đầu. “Sao chúng ta không có một chính sách tài khóa trên khắp châu Âu dành cho thương mại, chúng ta sẽ giảm thuế doanh nghiệp, giảm thuế cá nhân và kích thích nhu cầu trong nước? Và nước Đức có thể đi dẫn đầu trong việc này.”

Khánh Lâm lược dịch
Theo CNBC

Tin liên quan:
Tin mới hơn:
Tin cũ hơn:

 
Tin mới nhấtĐọc nhiều nhất

banner qc1