Thị trường Thứ ba, 17/07/2018, 09:45 GMT+7
IAE cảnh báo: Dự trữ dầu của thế giới có thể chạm đến giới hạn

Cơ quan Năng lượng Quốc tế (IEA) cảnh báo khoản dầu dự trữ của thế giới có thể chạm đến giới hạn vì những lần gián đoạn nguồn cung kéo dài, củng cố giá và đe dọa tăng trưởng nhu cầu.

jl17 oilword

Dầu thô xuất khẩu của Iran dự kiến giảm trong năm nay vì những lệnh cấm vận của Mỹ cùng với sản xuất giảm ở Venezuela, gián đoạn nguồn cung ở Libya, Canada và Biển Bắc đã đẩy giá dầu lên mức cao nhất kể từ năm 2014 trong những tuần gần đây.

OPEC và những nước sản xuất dầu lớn trong đó có Nga phản ứng trước điều này bằng cách nới lỏng thỏa thuận cắt giảm nguồn cung, theo đó Saudi Arabia hứa sẽ hỗ trợ thị trường khi tổng thống Mỹ Donald Trump cáo buộc OPEC đẩy giá lên cao.

Trong Báo cáo Thị trường dầu hàng tháng của IAE đã có những dấu hiệu “rất được hoan nghênh” rằng sản lượng từ những nhà sản xuất hàng đầu đã được đẩy mạnh và có thể đạt kỷ lục.

Tuy nhiên, cơ quan theo dõi năng lượng toàn cầu vẫn cho rằng các gián đoạn tạo áp lực lên nguồn cung toàn cầu khi năng lực sản xuất dự trữ của thế giới “có thể chạm đến giới hạn.”

Năng lực dự trữ chỉ khả năng đẩy nhanh sản xuất của một nhà sản xuất trong thời gian tương đối ngắn. Hầu hết năng lực dự trữ nằm ở Trung Đông.

Theo IEA, sản xuất dầu thô OPEC đạt mức cao trong sáu tháng, 32.87 triệu thùng/ngày. Năng lực sản xuất dự trữ ở Trung Đông trong tháng Sáu là 1.6 triệu thùng/ngày, khoảng 2% sản lượng toàn cầu.

Khi các lệnh trừng phạt của Mỹ chống Iran dự kiến sẽ “tác động mạnh” trong quý tư, Saudi Arabia có thể đẩy nhanh sản lượng. Điều này sẽ giảm năng lực sản xuất dự trữ của vương quốc này xuống mức thấp chưa từng có, dưới 1 triệu thùng/ngày.

Sản xuất ngoài OPEC trong đó có sản xuất dầu đá phiến của Mỹ cũng tiếp tục tăng, nhưng IEA cho rằng điều này có thể chưa đủ để giải tỏa được các quan ngại.

“Tình trạng mong manh này hiện đang củng cố giá dầu và dường như có khả năng sẽ tiếp tục. Chúng tôi không thấy có dấu hiệu sản xuất tăng cao hơn ở bất kỳ đâu để giải tỏa những lo ngại khi thị trường thắt chặt,” theo IEA.

IEA vẫn giữ dự báo tăng trưởng nhu cầu 2018 1.4 triệu thùng/ngày, nhưng cảnh báo giá cao hơn có thể gây tổn hại đến tiêu thụ.

“Giá cao hơn đang kéo dài nỗi lo của người tiêu dùng ở khắp nơi rằng nền kinh tế của họ sẽ bị tổn hại. Ngược lại điều này có thể có tác động lên tăng trưởng nhu cầu dầu.”

IEA cho biết xuất khẩu dầu thô Iran có thể giảm đáng kể hơn 1.2 triệu thùng/ngày trong lần cấm vận quốc tế trước. Iran xuất khẩu gần 2.5 triệu thùng/ngày, đa số đi đến châu Á.

Trung Quốc và Ấn Độ, hai nước tiêu thụ dầu lớn thứ hai và thứ ba thế giới, có thể đối mặt với “những khó khăn đáng kể” trong việc tìm nguồn dầu thô thay thế sau khi xuất khẩu Iran và Venezuela giảm.

Xuất khẩu dầu thô Iran sang châu Âu giảm gần 50% trong tháng Sáu do các nhà máy lọc dầu dần giảm lượng dầu mua trước khi các lệnh trừng phạt của Mỹ có hiệu lực trong tháng 11.

F1. Nguồn dầu thô OPEC /Nguồn dầu thô Saudi Arabia

jl17 iae cushion f1

F2. Xuất khẩu dầu thô Iran

jl17 iae cushion f2

F3. Sản xuất dầu thô Mỹ

jl17 iae cushion f3

Khánh Lâm lược dịch
Theo Reuters



Tin liên quan:
Tin mới hơn:
Tin cũ hơn:

 
Tin mới nhấtĐọc nhiều nhất

banner qc1