Thị trường Thứ ba, 31/07/2018, 10:17 GMT+7
Những nền kinh tế mới nổi lớn có thể được lợi từ căng thẳng thương mại toàn cầu

Nhóm các nền kinh tế mới nổi BRICS từ lâu vẫn vất vả để thiết lập được tiếng nói chung trên vũ đài quốc tế, nhưng tổng thống Mỹ Donald Trump có thể mang đến cho họ một cú hích bất ngờ.

jl31 brics

Khi các nhà lãnh đạo của Brazil, Nga, Ấn Độ, Trung Quốc và Nam Phi họp tại Johannesburg vào thứ Tư, 25/7, trong một cuộc họp thường niên, vấn đề bảo hộ thương mại là trọng điểm của các cuộc thảo luận trong bối cảnh ông Trump đề xuất các khoản thuế đánh lên Liên minh châu Âu và Bắc Kinh. Nếu nhóm năm thành viên này đi đúng nước cờ, họ có thể dùng vấn đề này để thúc đẩy các kế hoạch thương mại của chính mình.

Các thành viên BRICS có lợi ích trong phát triển một thế giới với nhiều quốc gia giữ vai trò lãnh đạo, vì thế họ sẽ tìm cách “tận dụng” các căng thẳng” để “xây dựng hình ảnh cho BRICS,” theo Duncan Innes-Ker, giám đốc vùng khu vực châu Á tại The Economist Intelligence Unit.

BRICS muốn chống lại sự thống trị của Phương Tây trong các tổ chức quốc tế, nhưng sự thiếu thống nhất khiến các thành viên không thể có được một giải pháp thay thế. Giờ đây, khi các khoản thuế áp lên thép và nhôm nhập khẩu của ông Trump sẽ gây tổn hại cho mỗi thành viên BRICS - Bắc Kinh, New Dehli và Moscow đã phản ứng với các khoản thuế trả đũa – khối này hiện có mục tiêu mới để cùng nhau đứng lên.

Đây là điều tích cực đối với Bắc Kinh, vốn đang cố gắng trở thành người bảo hộ cho tự do thương mại và tuyên bố họ bị “ép” phải chống lại các biện pháp của ông Trump bằng các khoản thuế qua lại.

“Với sự thất bại của cuộc họp bộ trưởng tài chính G20 khi không dỡ bỏ được mối đe dọa từ chủ nghĩa bảo hộ đối với thương mại thế giới, cuộc họp thượng đỉnh BRICS có khả năng sẽ trở thành diễn đàn toàn cầu quan trọng thúc đẩy hỗ trợ toàn cầu đối với tự do thương mại đa phương,” theo Rajiv Biswas, trưởng kinh tế châu Á – Thái Bình Dương tại IHS Markit.

Theo chính quyền Trump, họ không ủng hộ chủ nghĩa bảo hộ, mà muốn cải tạo một sân chơi đã bị phá hỏng bởi những thông lệ thương mại không công bằng. Tuy nhiên, những nước chịu các khoản thuế trừng phạt của ông Trump đã mô tả nước Mỹ không còn quan tâm đến do thương mại, bỏ trống vai trò truyền thống của trên vũ đài toàn cầu.

Các nước BRICS có thể bước vào khoảng trống này, đàm phán các thỏa thuận thương mại trên diện rộng với nhiều quốc gia.

Bối cảnh thương mại toàn cầu xáo động cũng có thể có lợi cho các thị trường mới nổi theo nhiều cách hiện thực hơn.

“Trung Quốc có thể quay sang Ấn Độ , Brazil, Nga để mua những sản phẩm họ từng mua của Mỹ, như đậu nành, lúa mỳ và thịt,” theo ông Alex Capri, giáo sư cao cấp tại Đại học Quốc gia Singapore. “Điều này ít nhất tạm thời tạo ra cơ hội mới cho BRICS.”

Các công ty Mỹ cũng có thể muốn chuyển thêm nhiều hoạt động sang những thị trường mới nổi trong các khối thương mại để tránh thuế suất tăng.

Dù nhiều người hy vọng cuộc họp thượng đỉnh ba ngày của BRICS sẽ thúc đẩy tự do thương mại, những chính sách khác biệt giữa các thành viên có thể gây cản trở.

“Thách thức đối với BRICS luôn chính xác là những gì giữ họ lại với nhau ngoài một từ viết tắt xinh xắn,” ông Deborah Elms, giám đốc điều hành Asian Trade Centre, cảnh báo khi lưu ý đến những cơ cấu nội tại khác nhau của BRICS. “Trung Quốc hướng ngoại và tập trung vào sản xuất. Brazil đang ngày càng hướng ngoại, nhưng phần lớn là cho nông nghiệp, không phải sản xuất. Và Ấn Độ chưa thật sự mở cửa.”

Trường Sơn lược dịch
Theo CNBC

Tin liên quan:
Tin mới hơn:
Tin cũ hơn:

 
Tin mới nhấtĐọc nhiều nhất

banner qc1