Thị trường Thứ ba, 14/08/2018, 09:15 GMT+7
IEA: lệnh trừng phạt dầu thô của Mỹ chống Iran có thể khiến duy trì nguồn cung dầu cho thế giới “cực kỳ khó khăn”

Theo báo cáo mới nhất từ Cơ quan Năng lượng Quốc tế (IEA), kế hoạch áp đặt các lệnh cấm vận nhằm vào dầu thô chống Iran của Mỹ có thể tác động đáng kể lên nguồn cung toàn cầu, làm cạn kiệt năng lực dự trữ dầu thế giới.

ag14 iea

Báo cáo được theo dõi chặt chẽ của IEA được đưa ra không lâu sau khi Mỹ tái áp đặt các lệnh cấm vận chống Iran, trong đó cũng sẽ bao gồm cả xuất khẩu dầu từ tháng 11.

“Khi các lệnh cấm vận dầu chống Iran có hiệu lực, kết hợp với các vấn đề trong sản xuất ở những nơi khác, duy trì nguồn cung dầu toàn cầu có thể rất khó khăn và cái giá phải trả có thể là việc duy trì đủ năng lực dự phòng,” IEA cho biết vào thứ Sáu, 10/8.

“Vì thế, tình hình thị trường khi đó có thể ít bình lặng hơn nhiều so với lúc này,” IEA nói thêm.

Giá dầu Brent chuẩn quốc tế giao dịch ở mức $71.43 vào sáng thứ Sáu, 10/8, giảm khoản 0.9%, trong khi giá dầu Mỹ WTI ở mức $66.40, giảm hơn 0.6%.

Cấm vận dầu thô

Vào thứ Ba, 7/8, nội cát của Tổng thống Mỹ Donald Trump đã nối lại các cấm vận nhắm vào việc mua dollar của chính phủ Iran, các giao dịch bằng vàng và những kim loại quý khác, cũng như ngành ô tô của nước này.

Tổng thống Mỹ cũng cảnh báo trừ phi Iran -một thành viên thuộc OPEC – tuân thủ các yêu cầu của Mỹ, Washington sẽ hướng đến áp dụng những biện pháp cứng rắn hơn vào đầu tháng 11.

Những lệnh cấm vận trong đợt hai có thể gây thiệt hại nhiều hơn sẽ nhắm đến các nhà khai thác cảng Iran, cũng như các ngành năng lượng, vận chuyển và đóng tàu của nước này. Các cấm vận có liên quan đến những giao dịch và thỏa thuận có liên quan đến xăng dầu giữa các tổ chức tài chính nước ngoài và Ngân hàng trung ương Iran cũng sẽ bị ảnh hưởng.

“Chắc chắn trong ngắn hạn, sẽ không có vấn đề nghiêm trọng nào về nguồn cung bởi sản xuất tại Saudi Arabia, Nga đang tăng, cũng như tại một hoặc hai quốc gia Vùng Vịnh khác,” theo Neil Atkinson, người đứng đầu bộ phận thị trường và dầu khí tại IEA.

“Nhưng như chúng tôi đề cập trong báo cáo, dù mọi thứ có thể đang dịu đi một ít vào lúc này, chúng ta không thể tránh khỏi sự thật là sau này vào cuối năm… Chúng ta có thể ở trong tình huống rất khác khi nguồn cung có thể bị hạn chế thêm và có lẽ có nguy cơ giá tăng,” ông nói thêm.

Trong khi nhiều cường quốc trên thế giới – trong đó có Liên minh châu Âu, Trung Quốc và Ấn Độ - đã lên tiếng phản đối các lệnh cấm vận dự kiến, nhiều bên được cho rằng sẽ khuất phục trước áp lực của Mỹ.

Lần cuối Iran chịu cấm vận, khoảng một nửa lượng dầu xuất khẩu của họ trong khoảng 2.4 triệu thùng đã bị lấy khỏi thị trường. Tuy nhiên, lần này, nhiều nhà phân tích năng lượng cho rằng các lệnh cấm vận sẽ lấy đi ít hơn nhiều, có thể khoản một nửa lượng dầu trước đó, tuy nhiên, một số nhà quan sát gần đây đã nâng dự kiến của mình khi có dấu hiệu một số công ty sẽ tuân thủ theo Nhà Trắng.

Lượng dầu thô nhập khẩu của Iran giảm như thế nào tùy thuộc vào việc những bên mua dầu lớn của nước này ở châu Á có được miễn trừ cấm vận hay không. Trong khi đó, vẫn chưa rõ liệu Trung Quốc – bên mua dầu thô lớn nhất thế giới của Iran – có phản đối các kêu gọi của ông Trump vào ngày 4/11 hay không

Căng thẳng thương mại

Giá dầu lao dốc vào thứ Sáu, 10/8, trong bối cảnh quan ngại tranh chấp thương mại leo thang giữa Trung Quốc và Mỹ dâng cao, đe dọa đến tăng trưởng kinh tế và nhu cầu nhiên liệu toàn cầu. Trong tuần lễ giao dịch, giá dầu Brent trên đà giảm gần 3% trong khi dầu WTI dự kiến sẽ giảm đến gần 3%.

“Rủi ro từ căng thẳng thương mại đã tăng thêm, đe dọa làm giảm tăng trưởng đáng kể ở một số quốc gia xuất khẩu,” theo IEA.

“Tuy nhiên, mối đe dọa gián đoạn thương mại có thể giảm đi cũng nhanh như khi chúng leo thang, và ở giai đoạn này, khó mà đưa ra các điều chỉnh đối với những giả định cơ sở về kinh tế và nhu cầu dầu.”

Các nhà đầu tư đang cân nhắc các yếu tố đẩy giá lên, trong đó có khả năng gián đoạn nguồn cung đối với nguồn dầu thô xuất khẩu Iran so với những yếu tố đẩy giá xuống như việc OPEC và các đối tác đồng minh của nhóm này đang đẩy mạnh sản xuất.

Cùng với Nga, OPEC, do Saudi Arabia đứng đầu và những thành viên khác trong OPEC vào cuối tháng Sáu đã đồng ý bắt đầu tăng sản xuất lên thêm triệu thùng/ngày bắt đầu vào tháng Tám.

Trường Sơn lược dịch
Theo CNBC

Tin liên quan:
Tin mới hơn:
Tin cũ hơn:

 
Tin mới nhấtĐọc nhiều nhất

banner qc1