Thuế Trung Quốc đánh lên LNG, dầu, nhắm vào kế hoạch thống trị năng lượng của Mỹ |
Các khoản thuế dự kiến của Trung Quốc đánh lên dầu thô và khí đốt hóa lỏng tự nhiên của Mỹ mở ra một mặt trận mới trong cuộc chiến thương mại giữa hai nước, tại thời điểm Nhà Trắng đang hoan hỉ với năng lực xuất khẩu năng lượng ngày của Hoa Kỳ.
Lần đầu tiên Trung Quốc đưa LNG vào danh sách đề suất đánh thuế vào thứ Sáu, 3/8, cùng ngày khi bên mua dầu thô Mỹ lớn nhất, Sinopec, dừng nhập khẩu dầu thô Mỹ vì cuộc tranh chấp này. Vào thứ Sáu, Trung Quốc thông báo các khoản thuế trả đũa lên 60 tỷ USD hàng hóa Mỹ và cảnh báo sẽ có thêm những biện pháp tiếp theo, tỏ dấu hiệu họ sẽ không lùi bước trong cuộc chiến thương mại kéo dài với Washington. Điều này có thể phủ bóng đen lên tham vọng thống trị năng lượng của Tổng thống Mỹ Donald Trump. Nội các của ông nhiều lần nhắc lại họ mong muốn mở rộng nguồn cung nhiên liệu hóa thạch cho các đồng minh toàn cầu, trong khi Washington nới lỏng các quy định trong nước nhằm khuyến khích sản xuất thêm dầu và khí đốt. “Sự tương phản ở đây thật rõ ràng: khó mà trở thành một siêu cường năng lượng khi một trong những nước tiêu thụ năng lượng lớn nhất thế giới lại nâng rào cản để tiêu thụ năng lượng đó. Điều này sẽ rất khó khăn,” theo Michael Cohen, người đứng đầu bộ phận nghiên cứu thị trường nhiên liệu tại Barclays. Hoa Kỳ là nước xuất khẩu nhiên liệu như xăng và diesel lớn nhất thế giới và chuẩn bị trở thành một trong những nước xuất khẩu LNG lớn nhất đến năm 2019. Xuất khẩu LNG của Mỹ trị giá 3.3 tỷ USD trong năm 2017. Và Trung Quốc là nước nhập khẩu dầu thô lớn nhất thế giới. Trung Quốc đã hạn chế nhập khẩu LNG Mỹ trong hai tháng qua, thậm chí trước cả việc chính thức đưa LNG vào danh sách có khả năng chịu thuế. Trung Quốc cũng từng là nước mua dầu thô Mỹ lớn nhất ngoài Canada, nhưng Kpler, nơi theo dõi các lô hàng dầu trên thế giới, cho thấy các chuyến hàng chở dầu đến Trung Quốc cũng giảm trong những tháng gần đây. Điều này xảy ra khi Hoa Kỳ có nhiều cơ sở xuất khẩu LNG quy mô đang được xây dựng, và sau chuyến công du đến Trung Quốc của ông Trump vào cuối năm 2017 với các điều hành từ các công ty LNG Mỹ. Trung Quốc đã trở thành nước nhập khẩu LNG lớn thứ hai trên thế giới trong năm 2017, khi nước này mua nhiều khí đốt hơn nhằm loại trừ than đá để giảm ô nhiễm. “Điều này sẽ không tác động đến thương mại, nhưng đơn giản sẽ khiến khí đốt đắc đỏ hơn đối với người tiêu dùng Trung Quốc,” theo Charif Souki, chủ tịch Tellurian Inc., một trong nhiều công ty dang muốn xây một khu cảng xuất khẩu LNG mới. Từ tháng 2/2016 đến tháng 5/2018 Trung Quốc đã mua gần 14% LNG xuất đi của Mỹ, nhưng chỉ nhận một tàu khởi hành từ Mỹ trong tháng Sáu và chưa nhận tàu nào trong tháng Bảy, so với 17 tàu trong năm tháng đầu năm nay. “Ngành khí đốt của Mỹ sẽ chịu ảnh hưởng mạnh hơn nhiều bởi Trung Quốc chỉ nhập một lượng nhỏ khí đốt trong khi các nhà cung ứng Mỹ lại xem Trung Quốc là thị trường chính trong tương lai,” theo Lin Boqiang, giáo sư nghiên cứu năng lượng tại Đại Học Hạ Môn, Trung Quốc. Trong khi đó, theo Kpler, xuất khẩu dầu thô sang Trung Quốc giảm ước tính 226,000 thùng/ngày trong tháng Bảy, sau khi đạt kỷ lục 445,000 thùng/ngày trong tháng Ba. Sinopec, thông qua chi nhánh thương mại Unipec, là bên mua dầu thô Mỹ lớn nhất. Trung Quốc có khả năng tăng mua dầu từ Saudi Arabia, Nga, United Arab Emirates và Iraq nếu các khoản thuế khiến dòng chảy dầu từ Mỹ chậm lại, theo Neil Atkinson, người đứng đầu ban dầu khí và thị trường tại Cơ quan Năng lượng Quốc tế. Sẽ có “người khác cung cấp dầu cho Trung Quốc, vì thế họ sẽ có thể thay thế số lượng dầu bị mất từ Mỹ,” ông Atkinson nói. Khi nhu cầu LNG được dự kiến sẽ tăng vọt trong 12 đến 18 tháng tới, vẫn còn khoản hai mươi công ty muốn xây các khu cảng xuất khẩu LNG mới ở Mỹ và các khoản thuế có thể hạn chế khả năng đảm bảo có đủ người mua để họ có vốn cho các dự án của mình. “Cheniere tiếp tục xem Trung Quốc là thị trường tăng trưởng quan trọng và LNG là điểm có lợi cho và Hoa Kỳ và Trung Quốc,” theo Eben Burnham-Snyder, người phát ngôn tại Cheniere Energy Inc., sở hữu một trong hai khu hàng xuất khẩu LNG hiện đang hoạt động tại Mỹ. Ông nói thêm họ không thấy các khoản thuế này có hiệu quả. Một dự án đang được triển khai ở Alaska, đưa khí đốt tự nhiên qua một đường ống 1,287 km đến khu hàng sẽ chuyển khí đốt thành LNG để đưa đến Trung Quốc. Dự án 43 tỷ USD vẫn đang được tiến hành và Alaska Gasline Development Corp cho biết họ tin “các căng thẳng thương mại giữa Hoa Kỳ và Trung Quốc sẽ được giải quyết trước khi LNG Alaska xuất khẩu sang Trung Quốc. Khánh Lâm lược dịch
Theo Reuters
Tin mới hơn:
Tin cũ hơn:
|