Nước Đức không phải là quốc gia duy nhất vẫn cần khí đốt rẻ của Nga |
Khí đốt của Nga là vấn đề gai góc ở châu Âu. Nhiều quốc gia vẫn phụ thuộc vào Moscow cho phần lớn năng lượng nhập khẩu của mình bất chấp các căng thẳng địa chính tiếp diễn. Điều này lại diễn ra lần nữa vào thứ Tư, 11/2. Tổng thống Mỹ Donald Trump trách nước Đức vì phụ thuộc vào khí đốt Nga. “Nước Đức bị Nga cầm giữ,” ông nói tại một cuộc họp với Tổng thư ký NATO Jens Stoltenberg. “Điều này rất không thích đáng.” Đây là một câu chuyện dài. Liên minh châu Âu đã cấm vận Nga vì các hành động của Moscow ở Ukraine năm 2014, và cáo buộc họ có liên hệ đến vụ đầu độc cựu gián điệp Nga Sergei Skripal ở Anh. Tuy nhiên, sự thù nghịch chấm dứt khi nói đến năng lượng, vì các lãnh đạo châu Âu đều nhận thức rõ hàng triệu gia đình sẽ không được sưởi ấm nếu Nga đóng các vòi khí đốt. Đức nhận khoảng một phần ba khí đốt của mình từ Nga Theo Ủy ban châu Âu, Liên minh châu Âu nhập khẩu 69% khí đốt tự nhiên của mình. Số liệu mới nhất cho thấy 37% khí đốt nhập khẩu đến từ Nga, khoảng 33% đến từ Na Uy và 11% từ Algeria. Theo số liệu chính phủ chính thức, Đức nhập khẩu gần 94% khí đốt tự nhiên của mình. Trong năm 2015, năm gần nhất có số liệu chính thức, 35% nhập khẩu khí đốt đến từ Nga, trong khi 34% đến từ Na Uy và 29% từ Hà Lan. Dù Liên minh châu Âu hứa giảm phụ thuộc vào khí đốt Nga sau cuộc khủng hoảng Ukrain, xuất khẩu của Nga vào châu Âu vẫn tăng lên mức kỷ lục trong hai năm qua. Nguồn năng lượng rẻ nhưng nhiều rủi ro Một yếu tố chính là giá khí đốt Nga – rẻ hơn các nguồn cung thay thế, kể cả các lô hàng khí đốt tự nhiên hóa lỏng (LNG), Các nhà sản xuất Mỹ đang nỗ lực xuất khẩu thêm nhiều khí đốt tự nhiên hơn sang châu Âu, nhưng đa số họ vẫn không thể đưa ra được mức giá có thể cạnh tranh với Nga. Một số quốc gia EU, đặc biệt những nước gần Nga nhất, hầu như vẫn hoàn toàn phụ thuộc vào Nga trong vấn đề khí đốt. Hơn nữa, hầu hết khí đốt tự nhiên của Nga đi qua Ukrain, một tuyến đường nhiều rủi ro vì mâu thuẩn giữa hai nước. Nga cũng cần châu Âu Nga đã cắt nguồn cung khí đốt sang Ukrain trước kia, và châu Âu lo ngại họ có thể lại dùng năng lượng như một vũ khí trong tương lai. Nhưng Moscow cũng cần nguồn thu từ khí đốt. Các kế hoạch xây dựng đường ống mới bỏ qua Ukrain đang được tiến hành, nhưng châu Âu lại bị chia rẽ sâu sắc vì dự án này. Những người phản đối cho rằng đường ống Nord Stream 2 sẽ chỉ gia tăng sự phụ thuộc của Liên minh châu Âu vào Nga. Ông Trump đã chỉ trích kế hoạch này vào thứ Tư, và cho rằng thật không thích đáng khi nước Đức “phải trả hàng tỷ dollar” cho Moscow vì những thỏa thuận năng lượng và đường ống mới. Đức và một số nước khác tranh luận điều này sẽ tăng cường an ninh năng lượng cho châu Âu. Đường ống dự kiến có thể sẽ tăng nhập khẩu của EU từ Nga. Nhưng sản xuất của chính châu Âu được dự kiến sẽ giảm có nghĩa nguồn cung từ Nga vẫn cần phải tăng dù dự án có hoàn tất hay không. “Nếu Nga cung cấp 30% hay 50% năng lượng, kiểu nào châu Âu cũng không thể vượt qua một mùa đông mà không có nguồn cung này,” theo Trevor Sikorski, một nhà phân tích tại Energy Aspects. “Chúng ta đã phụ thuộc vào họ rồi.” Phụ thuộc trong nhiều thập kỷ Dù vậy, EU vẫn có một số bước để tách dần khỏi khí đốt Nga. Họ đầu tư vào các khu cảng nhập khẩu LNG ở Ba Lan và Lithuania, để các nhà cung cấp khác có thể sử dụng. Châu Âu cũng xây dựng những tuyến đường ống tốt hơn giữa các quốc gia, vì thế họ có thể đưa khí đốt đến và đi những nơi cần thiết, trong khi giữ giá ở mức cạnh tranh. Tuy nhiên, châu Âu có thể sẽ vẫn phụ thuộc vào khí đốt Nga trong nhiều thập kỷ tới. Phong Lữ lược dịch
Theo CNN Money
Tin mới hơn:
Tin cũ hơn:
|