Doanh nghiệp Thứ hai, 13/12/2021, 12:23 GMT+7
Baker Hughes: Các hãng khoan Hoa Kỳ bổ sung các giàn khoan dầu khí lần thứ sáu trong bảy tuần

Các hãng khoan của Hoa Kỳ đã bổ sung thêm các giàn khoan dầu và khí đốt tự nhiên lần thứ sáu trong bảy tuần khi do nhu cầu năng lượng tiếp tục tăng sau đợt nhu cầu lao dốc vì virus corona năm ngoái.

d13 drillers

Số lượng giàn khoan gia tăng bất chấp giá dầu giảm trong sáu trong bảy tuần qua.

Công ty dịch vụ năng lượng Baker Hughes Co cho biết số lượng giàn khoan dầu khí, một chỉ báo sớm về sản lượng trong tương lai, đã tăng thêm 7 giàn lên 576 giàn trong tuần tính đến ngày 10/12, mức cao nhất kể từ tháng 4/2020.

Tổng số giàn khoan vẫn tăng 238 (70%)so với thời điểm này năm ngoái.

Các giàn khoan dầu tăng thêm 4 giàn lên 471giàn trong tuần, mức cao nhất kể từ tháng 4/2020, trong khi số giàn khoan khí đốt tăng 3 giàn lên 105 giàn, cao nhất kể từ tháng 3/2020..

Giá dầu thô giao sau của Mỹ giao dịch quanh mức $71/thùng vào thứ Sáu, trên đà có lần tăng đầu tiên sau bảy tuần.

Bất chấp giá dầu tăng mạnh khoảng 47% trong năm nay, các nhà sản xuất đá phiến của Mỹ đã không gia tăng sản lượng, không như trong thời kỳ giá cao trước đây. Một phần, các nhà đầu tư gây áp lực buộc các công ty dầu khí hạn chế hoạt động khoan và trả nhiều lợi nhuận hơn cho các cổ đông.

Scott Sheffield, giám đốc điều hành hãng sản xuất dầu đá phiến hàng đầu của Mỹ, Pioneer Natural Resources Co (PXD.N), tuần này cho biết ông lo ngại giá dầu có thể tăng quá cao và thị trường sẽ tiếp tục chao đảo sau nhiều năm không đầu tư vào lĩnh vực này.

Ông Sheffield cho biết Pioneer đang giữ vững kế hoạch tăng sản lượng 5% vào năm 2022, thêm một đến hai giàn khoan mỗi năm.

Nhà cung cấp dữ liệu Enverus, công ty xuất bản dữ liệu số lượng giàn khoan của riêng mình, cho biết tính đến ngày 8/12, Pioneer là nhà khai thác tích cực nhất ở Hoa Kỳ với 26 giàn khoan.

Một số công ty năng lượng đã tăng chi sau khi cắt giảm chi phí khoan và hoàn tất chi tiêu trong năm 2019 và 2020. Nhưng phần lớn các chi tiêu đó đã dành cho việc hoàn thiện các giếng đã được khoan từ trước, các giếng DUC (đã khoan nhưng chưa hoàn thành).

Theo các nhà phân tích tại Gelber and Associates: “Sự phụ thuộc nhiều vào số lượng giếng DUC khá đáng báo động vì đây là nguồn tài nguyên ngắn hạn hữu hạn và không phải là nguồn dự kiến sẽ hỗ trợ sản xuất trong dài hạn.”

Sản lượng dầu của Mỹ dự kiến sẽ giảm từ 11.3 triệu thùng/ngày trong năm 2020 xuống 11.2 triệu thùng/ngày trong năm 2021 trước khi tăng lên 11.9 triệu thùng/ngày trong năm 2022, theo các dự báo của chính phủ, so với mức cao nhất mọi thời đại 12.3 triệu thùng/ngày trong năm 2019.

Phong Lữ lược dịch
Theo Reuters

Tin liên quan:
Tin mới hơn:
Tin cũ hơn:

 
Tin mới nhấtĐọc nhiều nhất

banner qc1